Glen, Karmokolias, Miller và Shah (1995), Tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty

Một phần của tài liệu Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sàn hose từ năm 2006 đến 2010 (Trang 29 - 31)

8. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

1.3.5 Glen, Karmokolias, Miller và Shah (1995), Tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty

công ty phát triển thấp hơn các các công ty đang phát triển

Dựa trên nghiên cứu theo mô hình:

PAYOUTi = ? + ? 1 GROW i + ? 2 REPUT i + ? 3 FLOAT i + ? 4 FCF i + ? i

Trong đó:

‐ PAYOUT: Chi trả cổ tức; ‐ GROW: Tỷ lệ tăng trường;

‐ REPUT: Thị trường vốn đạt được thông qua danh tiếng của công ty; ‐ FLOAT: Chi phí phát hành;

‐ FCF: Dòng tiền mặt;

Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ thanh toán cổ tức và một phần của tổng mức đầu tư được tài trợ bởi các khoản thu nhập giữ lại. Các công ty đang phát triển đòi hỏi nguồn vốn đầu tư và tài chính bên ngoài cao hơn tài chính nội bộ nên các công ty đang phát triển thiết lập tỷ lệ cổ tức thấp hơn. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy mục đích các công ty lựa chọn cổ tức cao ngày càng tăng để báo hiệu các cơ hội đầu tư, dẫn đến một kết hợp rất chặt chẽ giữa tăng trưởng và chi trả cổ tức. (Ronny Manos and Christopher Green, 2001, trang 18).

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Quyết định chi trả cổ tức được xem là một trong những quyết định quan trọng của công ty cổ phần bởi vì nó liên quan đến việc phân phối thu nhập cho các cổ đông. Thông thường các cổ đông đều mong muốn có được một mức thu nhập cao nhưng việc chi trả cổ tức của các công ty cổ phần như thế nào là còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Các hạn chế pháp lý, các điều khoản hạn chế, thuế, khả năng thanh khoản, khả năng vay nợ và tiếp cận thị trường vốn, sự ổn định thu nhập, triển

vọng tăng trưởng của công ty, tình hình lạm phát của nền kinh tế, các ưu tiên của cổ đông và chính sách bảo vệ chống lại loãng giá của đơn vị.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, có nhiều chính sách chi trả cổ tức mà doanh nghiệp có thể vận dụng cho phù hợp với tình hình tài chính thực tế của mình như:

‐ Tăng trưởng lợi nhuận, ‐ Lợi nhuận giữ lại; ‐ Quy mô doanh nghiệp; ‐ Tính thanh khoản;

‐ Không thay đổi chính sách cổ tức thường xuyên ‐ Giai đoạn phát triển.

Bàn về chính sách cổ tức là một vấn đề không đơn giản, nhất là khi ứng dụng cho các công ty cổ phần tại Việt Nam nói chung và khu vực TP.HCM nói riêng. Bởi lẽ thị trường chứng khoán Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay, mặc dù đã có những tiến bộ vượt bật, thậm chí hơn cả sự mong đợi của những chuyên gia phân tích, nhưng nếu so với khu vực và thế giới thì vẫn là thị trường mới, còn nhiều tiềm năng và những biến động chưa thể dự báo được, một phần cũng do tâm lý nhà đầu tư chưa ổn định. Mặt khác, mỗi công ty khi gia nhập thị trường đều có những đặc điểm riêng về nguồn vốn, lĩnh vực kinh doanh, khả năng sinh lời, chiến lược phát triển, … nên mức độ ảnh hưởng của một chính sách cổ tức cụ thể đến từng công ty cũng không giống nhau. Do đó, các công ty cổ phần cần phải nghiên cứu kỹ những vấn đề trong thực tế sẽ tác động, chi phối đến chính sách cổ tức, nhằm đưa ra một chính sách phù hợp, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, khẳng định được thương hiệu, uy tín trên thị trường và làm tăng giá trị doanh nghiệp trong tương lai.

CHƯƠNG 2

THC NGHIM CHÍNH SÁCH C TC CA CÁC

CÔNG TY NIÊM YT TRÊN SÀN HOSE

Một phần của tài liệu Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sàn hose từ năm 2006 đến 2010 (Trang 29 - 31)