Quảng cáo, tiếp thị và mở rộng thị trường

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển huyện Gò Công Đông (Trang 116 - 145)

Thị trường là nhân tốđặc biệt quan trọng cho sự phát triển kinh tế nói chung và sự phát triển kinh tế biển. Đểđẩy nhanh tốc độ phát triển của kinh tế biển đòi hỏi phải không ngừng mở rộng thị trường, kể cả thị trường ttrong và ngoài nước thông qua các hoạt động quảng cáo, tiếp thị.

Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa và dịch vụ với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, ưu tiên phát triển sản xuất các mặt hàng chế biến thủy hải sản, các sản phẩm du lịch biển độc đáo…mang tính cạnh tranh trên thị trường. Tận dụng vị trí cửa mở của vùng ven biển để tăng cường giao lưu kinh tế, mở rộng và phát triển thị

trường đến nhiều vùng khác nhau. Tăng cường hội nhập thị trường trong vùng với thị trường cả nước và thị trường quốc tế.

Tổ chức các hoạt động quảng cáo, tiếp thị tốt nhằm thu hút sự quan tâm của

đông đảo các thành phần dân cư trong địa phương và các vùng lân cận. Khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động hữu hiệu trong các hiệp hội. Hình

thành các câu lạc bộ các ngành nghế nhằm phối hợp trong thông tin thị trường, có tác động như sàn giao dịch và thông tin mới về các loại sản phẩm, đặc biệt là những

đặc sản trên địa bàn huyện.

Quảng cáo là nhằm tạo sự nhận biết của khách hàng đến sản phẩm. Vì vậy,

để đạt được kết quả, khi tiến hành quảng cáo và tiếp thị, chúng ta cần trả lời được những câu hỏi:1. Tiếp cận khách hàng như thế nào? 2. Làm sao để tiếp cận khách hàng?. Với sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin, đặc biệt là internet kết hợp với các công cụ truyền thông nên việc quảng cáo, tiếp thị trở nên rộng rãi và thông thoáng hơn. Sau đây là một số phương tiện truyền thông sử dụng cho mục đích tiếp thị và quảng cáo

- Quảng cáo trên báo, tạp chí: hiện nay có khoảng 40 đầu báo, tạp chí được quan tâm nhiều nhất trong số hơn 600 loại báo, tạp chí. Việc lựa chọn đầu báo phù hợp cho mục đích quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm của địa phương là rất quan trọng. Ví dụ: báo Thanh niên tuần san số 150 (năm 2009), chuyên mục du lịch đã quảng bá hình ảnh bãi cát đen Tân Thành thuộc khu du lịch Tân Thành một cách rất lôi cuốn và hiệu quả.

- Quảng cáo truyền thanh, truyền hình: quảng cáo truyền thanh tập trung vào hai sóng nhất định là FM và AM vì đây là hai sóng phát thanh thu hút hầu hết những thính giả nghe đài. Mặc khác, hình thức quảng cáo truyền hình đã tạo hiệu

ứng tốt (nhưng chi phí khá cao), nhất là đài truyền hình của tỉnh nhà (Đài truyền hình Tiền Giang) và một sốđài truyền hình khác: HTV, VTV,...

- Quảng cáo ngoài trời: bằng các áp phích, pa nô trên đường phố một các sáng tạo, lôi cuốn,.. nhưng không làm mất mỹ quan đường phố. Đây là loại hình quảng cáo rất phổ biến hiện nay vì tính hiệu quả và tiết kiệm.

- Quảng cáo trực tuyến trên Internet thông qua hệ thống trang web - Xây dựng thương hiệu.

Nhất là ngành du lịch, hoạt động quảng cáo, tiếp thị mang tính quyết định

đối với sự tồn tại của ngành. Ngoài các cách thức trên, ngành du lịch huyện còn đưa vào hoạt động Trung tâm Thông tin du lịch Gò Công Đông

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt

động Trung tâm Thông tin du lịch Gò Công Đông tại Khu Du lịch biển Tân Thành. Công trình được xây dựng kiên cố trên diện tích 152,53m2 và sân 237,85m2 với tổng kinh phí gần 945 triệu đồng từ nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng nhỏ của Cấu phần B thuộc Dự án phát triển du lịch Mekong Tiền Giang. Công trình đã được bàn giao cho UBND huyện Gò Công Đông quản lý và khai thác hoạt động.

- Trung tâm Thông tin du lịch Gò Công Đông là cơ sở thứ 3, sau Trung tâm Thông tin Du lịch Cái Bè và Trung tâm Thông tin Du lịch Long Trung – Cai Lậy. Việc đưa các Trung tâm Thông tin du lịch vào hoạt động là một trong những nỗ lực của ngành Du lịch Tiền Giang, nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho du khách trong và ngoài nước, góp phần quảng bá và xúc tiến du lịch Tiền Giang.

3.4.6. T chc thc hin quy hoch kinh tế bin

Sau khi ban chấp hành Trung ương Đảng đưa ra nghị quyết về chiến lược biển đến năm 20220, tỉnh Tiền Giang là một trong những tỉnh có tiềm năng về kinh tế biển đã nhanh chóng đưa ra chương trình hành động về chiến lược biển và huyện Gò Công Đông là huyện có nhiều lợi thế trong quá trình phát triển kinh tế biển của tỉnh nhà cũng không nằm ngoài công cuộc phát triển đó. Các ban ngành,các xã biển tiến hành ngay việc lập chi tiết cụ thế của địa phương theo định hướng chung của phương án quy hoạch tổng thể. Trước hết, nhanh chóng hiệu chỉnh quy hoạch chi tiết cho các vùng trọng điểm với các bước đi cụ thể cho từng giai đoạn.

Sở kế hoạch-đầu tư cũng như các ban ngành lien quan phối hợp chặt chẽ với nhau, khẩn trương xây dựng các dự án cho các công trình trọng điểm nhằm thu hút vốn đầu tư.

3.4.6.1. Quy hoạch về thủy sản

Về việc quản lý tạm thời khu vực sinh giống các loài thuỷ sản: việc tăng cường quản lý bảo vệ và phát triển nguồn giống nghêu, sò huyết và hến ở các thuỷ

vực trên địa bàn tỉnh. Xét tình hình thực tế nguồn sinh giống loài thuỷ sản cần được bảo vệở vùng biển Gò Công Đông tiến hành quy hoạch các vùng sau:

* Khu vực 1: diện tích 196 ha thuộc ấp Tân Phú, vị trí: - Phía Đông: giáp biển Đông.

- Phía Tây: giáp rừng phòng hộ.

- Phía Nam: giáp sân nghêu ông Nguyễn Văn Săn (chín Săn). - Phía Bắc: giáp ranh giới xã Tân Điền.

* Khu vực 2: diện tích 30 ha thuộc ấp Cây Bàng, vị trí: - Phía Đông: giáp cồn nghêu giống.

- Phía Tây: giáp bãi biển.

- Phía Nam: giáp sông Cửa Tiểu.

- Phía Bắc: giáp sân nghêu ông Võ Minh Hùng.

2. Vùng biển thuộc ấp Hộ - xã Tân Điền - huyện Gò Công Đông, có diện tích là 600 ha (sáu trăm ha):

- Phía Đông giáp: biển Đông. - Phía Tây giáp: rừng phòng hộ.

- Phía Nam giáp: ranh giới xã Tân Thành. - Phía Bắc giáp: bãi biển (đất công).

3. Vùng ven sông thuộc xã Phước Trung - huyện Gò Công Đông có diện tích 20 ha (hai mươi ha) thuộc 2 khu vực:

* Khu vực 1: Diện tích 10 ha thuộc ấp Nghĩa Chí – xã Phước Trung - huyện Gò Công Đông, có vị trí như sau:

- Phía Đông giáp: tuyến sông biển Đông (thuộc xã Tăng Hoà). - Phía Tây giáp: sông Cửa Tiểu

- Phía Nam giáp: xã Phú Đông

- Phía Bắc giáp: ấp Nghĩa Chí (cống số 2).

* Khu vực 2: diện tích 10 ha thuộc ấp Dương Hòa - xã Phước Trung - huyện Gò Công Đông, có vị trí như sau:

- Phía Tây giáp: tuyến sông vềấp Bình Tân

- Phía Nam giáp: xã Phú Thạnh - huyện Gò Công Tây - Phía Bắc giáp: ấp Dương Hòa (đầm tôm Lê Phát Vinh).

4. Vùng bãi thuộc xã Kiểng Phước diện tích 100ha, có vị trí như sau: - Phía Đông: giáp biển.

- Phía Tây: giáp đê biển. - Phía Nam: giáp xã Tân Điền. - Phía Bắc: giáp xã Vàm Láng

3.4.6.2. Quy hoạch về du lịch biển

Trong năm 2005-2006, UBND huyện cho tiến hành quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch sinh thái biển Tân Thành (với tổng diện tích là 80,36 ha. Vị trí từ

cửa hàng du lịch Tân Thành thuộc Cty Du lịch Tiền Giang đến BQL Cồn bãi huyện với tổng chiều dài là trên 3 km cặp biển) và đã được UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt. UBND huyện cho thành lập ban chỉ đạo và khu du lịch nhằm tăng cường công tác thực hiện triển khai quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch sinh thái biển Tân Thành. Theo đó, khu du lịch sinh thái biển Tân Thành được xây dựng thành khu du lịch sinh thái phát triển đồng bộ, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, với các khu nghỉ dưỡng, khu sinh hoạt giải trí, thể dục thể thao…với nguồn vốn đầu tư hơn 35,8 tỷ đồng hiện đang thực hiện giai đoạn đầu. Khi hoàn thành, đây là khu du lịch sinh thái ngập mặn phục vụ nhu cầu tham quan nghỉ biển, khu vui chơi giải trí,…mang tính chất nghỉ dưỡng, kết hợp các loại hình sinh hoạt vui chơi bãi biển, du lịch dã ngoại, cắm trại, mua sắm các sản phẩm địa phương và thưởng thức các món ăn vùng biển.

Thực hiện công tác kêu gọi đầu tư: (đã liên hệ trung tâm xúc tiến Thương mại tỉnh, Sở Thương mại - Du lịch Tiền Giang hỗ trợ quảng bá du lịch. Hiện có một số nhà đầu tưở TP Hồ Chí Minh xin hợp đồng thuê đất thực hiện đầu tư)

Uỷ Ban Nhân Dân huyện cho tiến hành đo đạt tòan bộ khu vực quy hoạch (đã thực hiện xong), đang tiếp tục xin Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh ra quyết định thu hồi

đầu tư triển khai dự án.

Sở Thương mại - Du lịch đã xây dựng 100m bờ kè biển theo công nghệ mới tại khu vực biển Tân Thành (vừa bảo vệđê và phục vụ du lịch) với kinh phí trên 1,7 tỷđồng. Hiện Sở Thương mại - Du lịch dự kiến tiếp tục thi công thêm 200m kè biển và Trung tâm thông tin du lịch tại khu du lịch sinh thái biển Tân Thành với kinh phí trên 3,5 tỷđồng trong 6 tháng cuối năm 2007.

3.4.7. Đẩy mnh hp tác liên vùng

Trên địa bàn huyện Gò Công Đông có cả hai loại thủy vực nuôi trồng thủy sản mặn, lợ và ngọt hóa với độ thích nghi khá đa dạng. Trên các thủy vực vùng nhiễm mặn, lợ ven biển, sau khi tách phần đất được chuyển thành khu công nghiệp có trên 1200 ha đất có mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản dưới nhiều hình thức và gần 2000 ha bãi bồi có thể nuôi nhuyễn thể. Trên các thủy vực ngọt hoa, có khoảng gần 500 ha mặt nước nuôi dạng ao hầm và 100 ha có thể nuôi xen thủy sản. Tuy nhiên, cần lưu ý thủy vực mặn lợ rất nhạy cảm với tác động của các khu công nghiệp sẽ phát triển rất mạnh tại các khu vực ven biển trong tương lai và cần có giải pháp kiểm soát, bảo vệ môi trường nuôi thích hợp nhằm tiến đến phát triển bền vững. Mặc khác, với vị trí giáp biển Đông và với lợi thế vị trí của cảng cá Cần Lộc (Vàm Láng), ngành đánh bắt thủy hải sản của huyện Gò Công Đông có điều kiện phát triển mạnh theo chiều sâu và chiếm tỷ trọng quan trọng trong cơ cấu ngành thủy sản.

Trong phạm vi nhỏ, với lợi thế của huyện về nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch biển, huyện cần có sự kết hợp chặt chẽ với các địa phương lân cận trong Tỉnh nhằm tạo đầu ra an toàn cho các sản phẩm. Ở một diện tích rộng và xa hơn, huyện phải có sự liên kết với các huyện ven biển lân cận khác như: Bình Đại, Ba Tri (Bến Tre) hay huyện đảo Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh). Đây là các địa phương có nhiều yếu tố tương đồng về các ngành nghề và cả về phương diện địa lý, nhằm học tập, trao đổi kinh nghiệm cũng như những kỹ năng trong sản xuất, phát triển kinh tế.

Hợp tác phát triển là một trong nhưng giải pháp quan trọng nhằm tăng cường khả năng thu hút đầu tư, khả năng cạnh tranh, khi mà những điều kiện về vốn, nhân sự và kỹ thuật của Huyện còn rất hạn chế. Do đó, để phát triển nhanh nền kinh tế

nói chung và kinh tế biển nói riêng, nâng cao đờ sống vật chất tinh thần người dân, Huyện xác định nhu cầu liên kết và hợp tác đầu tư phát triễn với các huyện lân cận, với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tập trung của thành phố Mỹ Tho, với chợ dầu mối thủy sản và hệ thống các siêu thị của thành phố Hồ Chí Minh.

3.5. Kiến nghị

Huyện tiếp tục xây dựng phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội cho các xã ven sông, ven biển. Trên cơ sở đó phát huy các tiềm năng của từng vùng và xác định nhu cầu và thứ tựưu tiên cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ

thuật, hình thành các vùng chuyên canh, bố trí cụm dân cư, hình thành các khu trung tâm xã.

Trong lĩnh vực thủy sản: triển khai xây dựng dự án quy hoạch các vùng nuôi thủy sản tập trung nhằm tạo điều kiện cải tạo hệ thống môi trường, kiểm soát dịch bệnh, phát triển các giống loại nuôi phù hợp với thị trường. Trong lĩnh vực đánh bắt thủy sản: khuyến khích và có chính sách hỗ trợ cho các tàu đánh bắt xa bờ đầu tư

phương tiện để chế biến tại chổ, quản lý tốt chất lượng sản phẩm sau đánh bắt. Hình thành các tổ hợp tác khai thác biển nhằm gia tăng hiệu quảđánh bắt kết hợp với bảo

đảm trật tự, an toàn, an ninh vùng biển; hoàn thành các dự án neo đậu trú bão cho tàu cá.

Đẩy mạnh hợp tác mở rộng ngành nghề chế biến thủy sản. Tiếp tục hỗ trợ

xây dựng dự án sử dụng vốn vay từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm. Xây dựng và phát triển các làng nghề.

Tạo điều kiện cho loại hình kinh tế hợp tác phát triển- đặc biệt là đối với các khu vực nuôi trồng và đánh bắt thủy - hải sản, phát huy hình thức liên doanh, liên kết, xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư.

Đối với đánh bắt thủy hải sản: kiến nghị với Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh có ý kiến với ngành chức năng tiếp tục thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi đầu tư

cho các chủ phương tiện đánh bắt xa bờ, thực hiện khoanh nợ đối với các chủ

phương tiện làm ăn thua lỗ trong trận bão vừa qua, đồng thời tạo điều kiện cho họ

có đủ vốn tiếp tục tham gia tái sản xuất. Ngoài ra, đểđảm bảo an toàn và giảm thiểu thiệt hại cho các phương tiện khi đánh bắt xa bờ, đề nghị các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm định-kiểm soát các thiết bị kỹ thuật trên phương tiện, trang bị

thêm các phương tiện cứu hộ - cứu nạn tiên tiến để kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra.

Ngoài ra, kiến nghị các ngành chức năng sớm có chủ trương thu phí kiểm

định môi trường nuôi – kiểm soát dịch bệnh và phí thủy lợi nhằm duy trì hiệu quả

công trình hạ tầng ở các vùng dự án, đồng thời tăng cường kinh phí cho các ngành chức năng xây dựng điểm trình diễn, chuyển giao kỹ thuật nuôi tiên tiến ở những vùng nuôi trọng điểm, tổ chức nuôi thử nghiệm một số loài thủy sản khác phù hợp và có giá trị kinh tế khác ngoài tôm đểđa dạng hóa các loài thủy sản nuôi. Bên cạnh

đó, tiếp tục mở rộng chương trình đào tạo kỹ thuật viên nuôi thủy sản trình độ từ sơ

cấp, trung cấp với hướng ưu tiên hỗ trợ cho các lao động trong độ tuổi trong vùng nuôi và đặc biệt là phải có sự quan tâm đúng mức đối với các sinh viên thuộc ngành thủy sản đang theo học cũng như việc thu hút họ sau khi tốt nghiệp về công tác tại

địa phương với các chính sách ưu đãi thích hợp.

Đầu tư hoàn chỉnh khu du lịch Tân Thành. Mở rộng và phát triển thêm các tuyến du lịch sinh thái, du lịch văn hóa. Đề nghị Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh ban hành chính sách ưu đãi đầu tư về du lịch sinh thái biển Tân Thành huyện Gò Công Đông cụ thể như về chế độ thuế, thuê đất…(hiện du lịch sinh thái thuộc lĩnh vực ưu đãi

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển huyện Gò Công Đông (Trang 116 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)