2.1.1.1 Vị trí địa lý
a. Ranh giới hành chính
Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An, TP Hồ Chí Minh qua ranh giới tự
nhiên là sông Soài Rạp.
Phía Nam giáp tỉnh Bến Tre qua ranh giới tự nhiên là sông Cửa Đại. Phía Đông là biển Đông.
Phía Tây giáp huyện Gò Công Tây, Thị xã Gò Công. b.Tọa độđịa lý
Từ 106035’00’’ – 106048’48’’ kinh độ Đông. Từ 10012’10’’ – 10029’49’’ vĩđộ Bắc.
2.1.1.2 Đặc điểm về tài nguyên tự nhiên
a.Khí hậu, thời tiết
Điều kiện khí hậu, thời tiết của huyện Gò Công Đông mang các đặc điểm chung: nền nhiệt cao, biên độ nhiệt ngày đêm nhỏ, khí hậu phân hóa thành hai mùa tương phản (mùa mưa từ tháng V đến tháng XI trùng với mùa gió Tây Nam và mùa khô từ tháng XII đến tháng IV trùng với mùa gió Đông Bắc). Các chỉ số chung như
sau:
- Nhiệt độ trung bình 270C, chênh lệch giữa các tháng khoảng 3 – 40C. - Tổng tích ôn năm cao (khoảng 9.8000C).
- Lượng mưa vào loại thấp nhất đồng bằng sông Cửu Long (<1.300mm/năm)
ẩm độ không khí bình quân 84-85% và thay đổi theo mùa, lượng bốc hơi trung bình 3,5mm/ngày.
- Số giờ nắng cao (2.400- 2.600 giờ) và phân hóa theo mùa.
- Vào mùa mưa, gió mùa Tây Nam mang theo nhiều hơi nước với hướng gió thịnh hành là Tây Nam, tốc độ trung bình là 2,4m/s; vào mùa khô, gió mùa Đông Bắc mang không khí khô có hướng gió thịnh hành là Đông Bắc và Đông, tốc độ gió trung bình là 3,8m/s và thường gây gió chướng đẩy mặn xâm nhập sâu vào đất liền.
b.Chếđộ thủy văn
Huyện Gò Công Đông có mật độ dòng chảy khá dày tại khu vực phía Bắc, khu vực ven biển Đông và khu vực cù lao. Các kênh rạch chính là sông Soài Rạp, sông Tiền, sông Gò Công, kênh Salicette, kênh Champeaux, kênh Trần Văn Dõng, kênh xóm Giồng, rạch Cần Lộc, rạch Gốc, rạch Long Uông và các lạch triều trên hai xã cù lao.
Sông Tiền là một trong hai dòng chảy chính, chiều dài trên 10km từ Phước Trung đến Đèn Đỏ, có cao trình đáy sông bình quân -9m, độ dốc đáy 0.07%, chiều rộng 1.200-2.400m, tiết diện ướt vào khoảng 12000-17000 m2; chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều, mực nước tối đa tại cửa sông là 1,53m ( với tần suất p = 10%) và thấp nhất là -3,08m, biên độ triều bình quân khoảng 2,5m, thuận lợi cho việc tưới tiêu tự chảy; lưu lượng mùa kiệt (tháng IV) khoảng 130-190m3/s và bị
nhiễm mặn >4g/l quanh năm.
Sông Soài Rạp từ vàm Gò Công đến Vàm Láng dài 37,4km, chiều rộng 1200m (đoạn sau vàm Gò Công), 2700m (từ Vàm Láng qua Lý Nhơn), chịu ảnh hưởng chếđộ bán nhật triều không đều, nhiễm mặn >4g/l quanh năm.
Các kênh rạch nội đồng được chia ra làm hai hệ thống:
Hệ thống các rạch và lạch triều: rạch Gò Công, rạch Cần Lộc, rạch Gốc, rạch Long Uông và các lạch triều trên hai xã cù lao, hình thái uốn khúc và nhiễm mặn quanh năm.
Hệ thống các tuyến kênh ngọt hóa: kênh Salicatte, kênh Champeaux, kênh Trần Văn Dõng, kênh xóm Giồng.
Đường bờ biển có khuynh hướng bồi lắng nhanh, tăng thêm diện tích đất,
đặc biệt là tại khu vực phía Nam và Phú Tân, tuy nhiên khu vực đê xung yếu bị xói lở mạnh và quy luật bồi lắng – xói lở chưa rõ ràng.
c. Địa mạo, địa hình, địa chất
Vềđịa mạo, huyện Gò Công Đông nằm trong khu vực hạ lưu tam giác châu nhiễm mặn lợ và tiếp nối là các bãi triều ven biển, địa hình bằng phẳng nghiêng từ
Vềđịa chất, địa bàn được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50m có hai loại trầm tích: Holocene (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ).
Cao trình phổ biến từ 0,5 – 0,8m, bao gồm một vùng đồng bằng trung tâm cao khoảng 0,6 – 0,7m và vùng bãi triều thấp. Các giồng cát trên địa bàn có cao trình 0,9 -1,2m.
Vềđịa chất công trình, trên nền phù sa mới, tầng đất mặt trong khoảng 1-8m có đặc tính không thích ứng với việc xây dựng công trình lớn (góc ma sát trong 2- 30, lực dính 0,1-0,2 kg/cm2, hệ số nén lún 0,2-0,3 cm2/kg). Các tầng đất từ 3-30m là giồng cát (tỷ lệ cát 19-64%) nên có đặc điểm địa chất công trình khá (góc ma sát trong 8-160, lực dính 0,3-0,9 kg/cm2, hệ số nén lún 0,02-0,03 cm2/kg).
d. Thổ nhưỡng
Trên địa bàn huyện Gò Công Đông có ba nhóm đất chính:
Nhóm đất mặn, bao gồm đất mặn ít trên vùng ngọt hóa, đã được rửa mặn trên tầng mặt, thích nghi cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lúa; đất mặn nhiều và mặn phèn tiềm tàng tại khu vực ven biển.
Nhóm đất cát giồng địa hình từ trung bình đến cao, thành phần cơ giới nhẹ,
độ phì kém nhưng thoát nước tốt, chủ yếu sử dụng làm đất thổ cư và canh tác cây ăn trái, rau màu.
Nhóm đất liếp phân bố chủ yếu tại khu vực thổ canh và vườn. e. Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn huyện không có tài nguyên khoáng sản quan trọng và không có nguồn nước ngầm ngọt.
f. Tài nguyên sinh vật
Tài nguyên ven biển khá phong phú với hệ thống thực vật đặc trưng cho nhiều kiểu lập địa của rừng ngập mặn (đước, mắm, vẹt, sú). Các loài thủy sinh vật ven biển cũng rất phong phú, trong đó có đối tượng quan trọng có khả năng khai thác kinh tế là nghêu, tôm và các loài cá biển; sinh vật trong các kênh rạch nội đồng cũng có khuynh hướng thay đổi thành phần loài theo hướng phù hợp môi trường
nước dưới tác động của việc đóng cống ngăn mặn.