Tình hình phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển huyện Gò Công Đông (Trang 38 - 48)

2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Nền kinh tế huyện Gò Công Đông đến nay vẫn phát triển theo hướng nông ngư nghiệp, mặc dù vẫn có một bộ phận công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ quan trọng. Tuy nhiên, ngành công nghiệp phát triển còn khá chậm chạp do sự thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng và nguồn vốn đầu tư. Hệ thống canh tác nông nghiệp, mặc dù còn chịu tác động mạnh từđiều kiện tự nhiên (nhất là

điều kiện về thời tiết và chếđộ thủy văn) nhưng nhìn chung, cả trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt thủy hải sản trên địa bàn tăng trưởng khá ổn định về cơ cấu mùa vụ, kỹ

thuật canh tác, khai thác và hệ thống thu mua. Riêng lĩnh vực nuôi trồng thủy sản là ngành tăng trưởng nhanh nhất, song chưa thật sựổn định về phương diện hệ thống canh tác và độ bền vững. Nền thương mại-dịch vụ tăng trưởng nhanh nhưng vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục như: hệ thống chợ, vựa và cơ sở dịch vụ còn tương đối nhỏ, một số nơi đã bắt đầu quá tải.

2.1.2.1.1. Tình hình tăng trưởng GDP qua các năm 2001 – 2007

Trong toàn nền kinh tế tỉnh Tiền Giang, GDP huyện Gò Công Đông năm 2000 chiếm 9%, 11% năm 2005 và 11,8% năm 2007. Nền kinh tế huyện hiện phát triển khá nhanh, có quy mô lớn so với toàn tỉnh, và đang có nhiều tiềm năng đột phá về thủy hải sản và công thương nghiệp.

Bảng 2.1: GDP huyện Gò Công Đông từ năm 2000-2007

(Đơn vị: triệu đồng) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 GDP (giá HH) 622186 937579 1040092 1072435 1257294 1429191 1805316 1880179,2 GDP (giáSS 94) 570952 669124 759230 774639 857033 973292 1127458 1184521

GDP theo giá hiện hành năm 2000 là 622.186 triệu đồng, 1.429.191 triệu

đồng năm 2005 và 1880179,2 triệu đồng năm 2007; theo giá so sánh năm 2000 tăng từ 570.952 triệu đồng lên 973.292 triệu đồng năm 2005 và 1184521triệu đồng năm 2007. Bình quân tăng 11,3%/năm trong giai đoạn 2001-2005 (tỷ lệ tăng bình quân khá cao so với giai đoạn 1996-2000 chỉđạt 9,7%/năm).

Về cơ cấu thành phần trong GDP, kinh tế nhà nước chỉ còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong ngành điện, nước và một số cơ sở công nghiệp, còn lại toàn bộ là kinh tế

ngoài quốc doanh. Trên địa bàn chưa có cơ sở kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Bảng 2.2: GDP/ người năm 2000 – 2007 (Đơn vị: 1000đồng) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 GDP/người (giá HH) 3518 5199 5746 5926 6846 7782 9300 9600 GDP/người (giá SS 94) 3157 3660 4120 4164 4508 5069 5808 6048 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007- Phòng thống kê huyện Gò Công Đông

GDP/ người theo giá hiện hành tăng từ 3,5 triệu đồng năm 2000 lên 9,6 triệu

đồng năm 2007, tương đương với giá so sánh là 3,2 triệu đồng năm 2000 và 6 triệu

đồng năm 2007. Thu nhập bình quân của dân huyện Gò Công Đông tăng khá nhanh và phát triển hài hòa giữa hai khu vực đô thị và nông thôn, mức chênh lệch giảm rất nhanh.

2.1.2.1.2. Cơ cấu kinh tế qua các năm 2000 – 2007

Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế huyện Gò Công Đông từ năm 2000 – 2007

Đơn vị: %)

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 KV1 74,2 72,9 72,3 70,0 70,0 69,0 70,1 68,8 KV2 7,8 8,7 8,8 8,0 8,7 8,8 8,9 9,5 KV3 18 18,4 18,9 22,0 21,3 22,2 21,0 21,7

74.20% 7.80% 18% KV1 KV2 KV3 68.80% 9.50% 21.70% Năm 2000 Năm 2007

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu kinh tế Huyện Gò Công Đông năm 2000 và 2007

Biểu đồ 2.1 cho thấy, cơ cấu kinh tế huyện đã có sự thay đổi theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực 3 (chiếm18% năm 2000 tăng lên 21,7% năm 2007), khu vực 2 (năm 2000 là 7,8% tăng lên 9,5% vào năm 2007) và giảm dần tỷ trọng khu vực 1 (giảm từ 74,2% xuống 68,8%). Sự thay đổi này diễn ra chậm, song cũng thể hiện

được sự chuyển mình trong quá trình phát triển kinh tế. Và cũng chính sự thay đổi trên đã thể hiện được phần nào sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong việc chăm lo

đời sống người dân và bước đầu thực hiện hiệu quả công cuộc đổi mới đất nước trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Về cơ cấu kinh tế của Huyện qua các năm 2001-2007 nhìn chung đã có sự

chuyển dịch đáng kể theo hướng phát triển toàn diện, trong đó nông ngư nghiệp

đóng vai trò chủ lực. Phát huy lợi thế của vùng kinh tế biển, cùng với chương trình ngọt hóa Gò Công đã khai thác tiềm năng và phát triển kinh tế, cơ cấu giá trị tính theo giá trị thực tế năm 2007. Cụ thể:

- Khu vực I (nông-lâm-ngư) đạt 68,8% - Khu vực II (công nghiệp-xây dựng) đạt 9,5% - Khu vực III (thương mại-dịch vụ) đạt 21,7%

Huyện Gò Công Đông trước đây là một vùng đất nhiễm mặn phèn lâu đời, thường xuyên nên hàng năm chỉ sản xuất được 01 vụ lúa mùa năng suất thấp, bấp

bênh do đó đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Sau vụ mùa nhân dân phải đi làm thuê mướn nới khác để tìm nguồn thu nhập thêm. Trước tình hình đó, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được Trung ương và Tỉnh quan tâm đầu tư thực hiện dự án ngọt hóa Gò Công đã tạo sự chuyển biến tột bậc cho vùng Gò Công, trong đó có huyện Gò Công Đông.

Nhìn chung, tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp giảm từ 74,2% năm 2000 còn 68,8% năm 2007 (giảm 5,4% trong vòng 7 năm). Mặc dù tỷ trọng giảm nhưng ngành nông lâm ngư nghiệp vẫn còn chiếm một tỷ lệ cao, đến 68,8% năm 2007. Tỷ

lệ trên cho thấy đây là khu vực kinh tế trọng điểm của Huyện, có tác động mạnh mẽ đến đời sống người dân trong huyện và huyện Gò Công Đông vẫn còn là một huyện thuần nông. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2005, tỷ trọng của ngành giảm liên tục từ 74,2% xuống còn 69%, nhưng sau đó lại tăng lên 70,1% năm 2006, sang năm 2007 lại giảm còn 68,8%. Tuy tỷ trọng của khu vực 1 có sự biến

động qua các năm nhưng về giá trịđóng góp của ngành thì luôn tăng, cụ thể là năm 2000, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 538839 triệu đồng thì đến năm 2007

đạt 1066897 triệu đồng, tăng gần gấp đôi trong vòng 7 năm.

Trong khu vực 1, ngành trồng trọt phát triển nhanh trong giai đoạn trước năm 2000 và giảm tốc độ trong giai đoạn từ năm 2000 – 2007, nhưng hiện chiếm

đến 56,7% giá trị tăng thêm khu vực 1. Sản xuất nông nghiệp đã phát triển ổn định, từ sản xuất chỉ 01 vụ/năm đến năm 2002 có 13.000ha sản xuất 03 vụ lúa/năm, 3.256ha sản xuất 02 vụ/năm. Năng suất lúa bình quân 4,5 tấn/ha. Sản lượng lương thực đạt 180.000 tấn, bình quân lương thực 960kg/đầu người. Riêng trong năm 2007, tổng sản lượng lương thực 195.931 tấn, trong đó sản lượng lúa thơm giá trị

cao chiếm 60%, sản lượng lúa chất lượng cao chiếm 30%. Từ thực tế độc canh cây lúa dần dần chuyển sang đa dạng hóa cơ cấu cây trồng. Sản xuất hoa màu gia tăng với diện tích gieo trồng hàng năm 8.300ha. Kinh tế vườn từng bước phát triển với diện tích 2.160ha (trong đó khoảng 700ha trồng cây sơri. Nhìn chung, tuy ngành trồng trọt giữ vị trí khá quan trọng trong cơ cấu sử dụng đất (chiếm tỷ trọng 46% diện tích tự nhiên, 72% diện tích nhóm đất nông nghiệp) nhưng do giá trị tăng thêm/ha canh tác thấp hơn so với nuôi trồng thủy sản nên thu nhập/ đơn vị diện tích

canh tác chỉ vào loại trung bình, giá trị tăng thêm/ người nông thôn chỉ vào khoảng 1,98 triệu đồng, thuộc vào loại trung bình.

Riêng ngành thủy sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh do phát triển nuôi trồng thủy sản, chiếm đến 38,8% giá trị tăng thêm khu vực 1. Trong đó nuôi tôm sú vẫn giữ vai trò chủ đạo với số lượng con giống thả nuôi gần 300 triệu con đã tạo nguồn thu nhập đáng kể. Hoạt động đánh bắt hải sản giảm số phương tiện do nguồn lợi thủy sản ven bờ cạn kiệt, ngư dân thiếu vốn tích lũy để đầu tư cải tạo, đóng mới phương tiện đánh bắt xa bờ. Diện tích nuôi tôm tăng lên một cách đáng kể đã góp phần tích cực trong vấn đề cải thiện đời sống người dân. Thêm vào đó là sự tăng giá một số mặt hàng được coi là chủ lực trong nuôi trồng thủy hải sản của Huyện là nghêu, tôm càng xanh,…Và cũng do sự tăng nhanh của ngành thủy hải sản trong thời gian gần đây đã gây ảnh hưởng không nhỏđến sự phát triển của hệ thống rừng phòng hộ ven biển của huyện, hiện ngành lâm nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ

trong giá trị tăng thêm trong khu vực 1. Ngành chăn nuôi phát triển chậm và chiếm một tỷ lệ nhỏ, khoảng 4,4% giá trị tăng thêm khu vực 1, tốc độ tăng trưởng trong những năm gần đây có khuynh hướng chựng lại do sự giảm sút của đàn lợn và đàn gia cầm dưới tác động của tình hình giá cả thị trường, dịch bệnh. Các sản phẩm chính theo thứ tự là lợn, đại gia súc và gia cầm.

Và từ bản đồ hiện trạng kinh tế xã hội huyện Gò Công Đông, ta dễ dàng nhận ra đây là một huyện thuần nông vì toàn cảnh là một màu vàng thể hiện đất trồng lúa, nó chiếm hầu hết diện tích của huyện, kếđến là đất chuyên thủy sản, đây là một lợi thế của huyện mà không phải huyện nào cũng có được và đây cũng là lí do để giải thích vì sao huyện được chọn là địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế biển của Tỉnh.

Khu vực 2 phát triển chậm trong giai đoạn 2000 – 2007, tăng từ 7,8% năm 2000 lên 9,5% năm 2007 nhưng so với giai đoạn trước từ năm 1996 – 2000, ngành công nghiệp tăng 6,2%/năm, trong khi đó giai đoạn 2001-2005 tăng 17,2%/năm. Mặc dù tỷ trọng ngành công nghiệp của huyện tăng nhưng còn chiếm một tỷ lệ nhỏ

lạc hậu. Sản phẩm nông nghiệp, hải sản chủ yếu bán thô chưa qua chế biến nên thu nhập còn thấp. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện Gò Công Đông

đã được hình thành và phát triển tại các đô thị và ở một số tụđiểm dân cư lớn từ lâu

đời. Tuy nhiên, quy mô ngành còn nhỏ và máy móc, thiết bị còn yếu kém, phần lớn các cơ sở còn dưới dạng tiểu thủ công nghiệp. Do cơ sở hạ tầng của huyện chưa

được đầu tư cải tạo, đặc biệt là thiếu nguồn nước sạch, ngành công nghiệp chưa

được định hướng phát triển. Do đó, dù có nguồn nguyên liệu nông thủy sản dồi dào, ngành công nghiệp huyện cũng chỉ phát triển một số lĩnh vực sơ chế hàng nông ngư

sản, tiểu thủ công nghiệp phục vụ sản xuất và đời sống, sản xuất chủ yếu dựa vào tiềm năng và nội lực. Đây là ngành kinh tế còn nhiều tiềm năng của huyện với những đầu tư mới của Tỉnh về tuyến nước công nghiệp, hình thành khu công nghiệp

đóng tàu và các cụm công nghiệp cấp huyện. Các sản phẩm chủ lực là thủy sản chế

biến và cơ khí sửa chữa. Còn riêng ngành xây dựng thì ngược lại, trong giai đoạn từ

2001 – 2005 (6,1%/năm) ngành tăng chậm hơn giai đoạn từ 1996 - 2000 (20,9% /năm).

Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện chỉ có 1 đơn vị quốc doanh, còn lại là các đơn vị ngoài quốc doanh, sản xuất bán cơ giới theo kinh nghiệm hoặc được truyền nghề tại chỗ. Tổng số cơ sở tăng từ 500 cơ sở năm 2000 lên 636 cơ sở năm 2007. Lao động của ngành trong giai đoạn trước năm 2000 do diện tích muối thu hẹp (giảm từ 1885 người năm 1995 còn 1614 người năm 2000) và tăng mạnh đến năm 2007 là 4705 người với các ngành chủ lực hiện nay là: lương thực thực phẩm và đồ uống, các ngành cơ khí và sản phẩm từ kim loại.

Khu vực 3 cũng có diễn biến phức tạp, tỷ trọng ngành tăng từ 18% năm 2000 lên 22% năm 2003, qua năm 2004 lại giảm còn 21,3%, sang năm 2005 lại tăng lên hơn năm 2003 là 22,2%, sau đó lại giảm vào năm 2006 là 21%, đến năm 2007 đạt 21,7%. Nếu như nhìn vào tỷ trọng đóng góp của ngành thì chúng ta không khỏi ngạc nhiên và chỉ có thể giải thích là từ năm 2000, do huyện được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các chợ, chợ vựa và sự phát triển của các đô thị nông thôn, nhưng ngành thương nghiệp lại tăng yếu, chưa tương xứng với tiềm năng; riêng ngành vận

tải, thông tin liên lạc bắt đầu phát triển mạnh trong năm 2005. Đến năm 2006, một cơn bão bất ngờ đi qua đã tàn phá hầu hết các xã trong huyện, trong đó thiệt hại nặng nhất là xã Phú Tân, Phú Đông đã làm cho các hoạt động dịch vụ cũng như một số hoạt động khác phải tạm ngưng và sang năm 2007, kinh tế Huyện đã từng bước

được khắc phục, cải tạo và phát triển, nhất là các hoạt động du lịch đã khởi sắc, trở

thành tâm diểm và tạo nguồn đóng góp đáng kể cho ngành dịch vụ.

Khu vực 3 phát triển sẽ là nền tảng cho sự phát triển của các ngành kinh tế

khác. Đây cũng là khu vực kinh tế còn nhiều triển vọng của huyện với những đầu tư

mở rộng thị trấn Tân Hòa, hình thành các thị trấn, thị tứ mới, chợ đầu mối thủy sản và đô thị công nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2.2 Tình hình xã hội

2.1.2.2.1. Dân cư và nguồn lao động

Bảng 2.4: Hiện trạng dân số huyện Gò Công Đông năm 2000-2007

(Đv: người) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Dân số 180852 182805 184262 186049 190117 192027 194120 195852 Tỷ lệ tăng TN 1,5% 1,45% 1,41% 1,36% 1,3% 1,27% 1,23% 1,18% Mật độ DS (ng/km2) 404 408 412 416 425 429 434 438 DS thành thị 15023 15232 6134 6209 6741 6949 7025 7099 DS nông thôn 165829 167573 178128 179840 183376 185078 187095 188753

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007- Phòng thống kê huyện Gò Công Đông Từ bảng số liệu 1.4: Hiện trạng dân số huyện cho thấy, dân số huyện Gò Công Đông tăng chậm từ năm 2000 trở về sau, trung bình tăng trên 2100 người/năm. Riêng năm 2003-2004, dân số huyện có sự gia tăng đột biến, chỉ trong vòng một năm nhưng dân số của huyện tăng nhanh chóng từ 186049 người lên 190117 người, tăng 4068 người. Nguyên nhân chính của sự biến động này chính là do một số đông dân cư từ nơi khác đến đây lập nghiệp, chủ yếu là gia tăng cơ giới (tỷ lệ gia tăng tự nhiên năm 2003 là 1,36% giảm còn 1,3% năm 2004). Sự gia tăng

trên đã cho thấy điều kiện kinh tế của huyện đã có nhiều khởi sắc tạo một sức hút lớn về dân số.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,5% năm 2000 còn 1,27% năm 2005 và

đến năm 2007 tỷ lệ này chỉ còn 1,18%. Đây là một tính hiệu vui trong công tác quản lý và việc thực hiện biện pháp kế hoạch hóa gia đình đã đạt kết quả khả quan. Thêm một nguyên nhân khác góp phần làm giảm tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên nơi đây là do trong giai đoạn từ năm 1996 – 2003, dân số giảm cơ học rất lớn, chủ yếu là đi làm công nơi khác do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.

Mật độ dân số trung bình tăng chậm từ 429 người//km2 năm 2000 lên 438 người//km2. Mật độ dân số huyện còn thấp so với bình quân của tỉnh Tiền Giang do

điều kiện tự nhiên, nhất là địa hình nhiều sông rạch và đất ven biển đã tác động mạnh mẽđến sự phân bố dân cư trong địa bàn huyện.

Dân sốđô thị tăng rất chậm, tỷ lệđô thị hóa khoảng 2,28%/năm từ năm 2000

đến năm 2007, đây là một tỷ lệ thuộc vào hàng nhỏ nhất tỉnh Tiền Giang. Năm 2007, dân sốđô thị là 7099 người, chỉ chiếm 3,62% dân số huyện. Và một điều bất thường là dân số đô thị từ năm 2001 đến năm 2002 lại giảm đột ngột từ 15.232

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển huyện Gò Công Đông (Trang 38 - 48)