Định hướng phát triển kinh tế biển của Huyện Gò Công Đông

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển huyện Gò Công Đông (Trang 85 - 90)

Trên cơ sở triển khai quán triệt Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 09/2/2007 tại Hội nghị lần thư tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và cụ thể hóa việc thực hiện Chương trình hành động số

08-CTr/TU ngày 17/5/2007 của Tỉnh ủy (khóa VIII) thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện (khóa IX) đề ra chương trình hành

động như sau:

a. Nội dung chương trình:

a.1. Tăng cường lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phát triển kinh tế- xã hội của địa phương

Các cấp ủy Đảng và chính quyền, nhất là các xã vùng ven biển, quan tâm thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức và tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của tất cả đảng viên, cán bộ, công chức, các ngành và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò chiến lược biển. Qua đó, thấy rõ được thuận lợi, khó khăn, tiềm năng, lợi thế của một huyện có biển, phấn khởi, tin tưởng, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc

tham gia khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường biển; ven biển; tham gia phát triển mạnh nuôi trồng, khai thác chế biến sản phẩm từ biển và phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh kinh tế - xã hội vùng biển phía

Đông của tỉnh, tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế huyện nhà.

a.2. Bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện và xây dựng quy hoạch ngành và cơ sở, xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế biển; ven biển.

- Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của huyện theo địa giới hành chính mới khi mở rộng thị xã Gò Công và thành lập huyện mới ở các xã cù lao.

+ Căn cứ quy hoạch tổng thể của huyện, các ngành, các xã ven biển tiến hành xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển; thực hiện tốt các chính sách thu hút mọi nguồn lực, liên kết với các địa phương trong vùng cùng hợp tác

đầu tư khai thác và phát triển kinh tế biển.

+ Quy hoạch, đầu tưđồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho các vùng nuôi thủy sản tập trung, định hướng và hỗ trợ các loại hình khai thác biển; vận động thành lập

đội tàu lớn đánh bắt tuyến khơi, trang bị phương tiện từng bước hiện đại. Quy hoạch vùng sinh giống loài thủy sản, vùng hạn chế khai thác hàng năm đối với loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo quốc phòng an ninh vững mạnh.

- Phấn đấu nâng tỷ lệ đóng góp của kinh tế biển trong cơ cấu GDP của huyện từ 30% (2006) lên 35% (năm 2010); 40% (năm 2015) và đến năm 2020 đạt 45%. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân vùng kinh tế biển; tăng thu nhập bình quân của người dân vùng kinh tế biển cao hơn so với thu nhập bình quân chung của huyện.

- Tiếp tục đầu tư và khuyến khích đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở

+ Tập trung xây dựng đồng bộ hệ thống, giao thông, thủy lợi, cung cấp điện, nước ngọt đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ sinh hoạt của dân cư các xã ven biển. Nâng cấp phát triển thị trấn Tân Hòa, Tân Thành, Vàm Láng, Tân Tây, Gia Thuận, Tân Phước để hình thành hệ thống đô thị ven biển, gắn kết với việc hình thành và phát triển công nghiệp ven sông Soài Rạp, Cụm công nghiệp Vàm Láng, Tân Tây và khu du lịch sinh thái biển Tân Thành.

+ Đầu tư xây dựng hệ thống cấp, thoát nước cho các khu nuôi thủy sản Bắc Nam Gò Công, trại giống Cồn Cống. Hoàn chỉnh hệ thống kinh mương cấp thoát nước khu vực 230 ha xã Phú Đông đểđưa vào sản xuất theo dự án được duyệt.

+ Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện dự án “khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng thủy sinh vật ven biển, cửa sông ở Cồn Ngang” và dự án “phục hồi tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản”.

+ Hoàn chỉnh giai đoạn 2 bờ kè Đèn Đỏ (Tân Thành) để triển khai xây dựng chợ thủy sản Đèn Đỏ; tiếp tục triển khai dự án xây dựng chợ cá Vàm Láng, tổ chức tốt dịch vụ hậu cần nghề cá. Xúc tiến xây dựng khu tránh bão cho tàu thuyền trên kênh Cần Lộc xã Vàm Láng.

+ Đề nghị Trung ương, tỉnh đầu tư nhựa hóa đê biển, hình thành đường giao thông ven biển; gia cố nâng cấp đê xung yếu, làm đê phụ, phát triển đai rừng phòng hộ để đủ sức phòng chống bão, triều cường, đồng thời tạo cơ sở phát triển giống loài thuỷ sản, bảo vệ môi trường sinh thái biển.

+ Tranh thủ và phối hợp tốt với các ngành chức năng triển khai đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật về bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin hiện đại,

đồng bộ, đảm bảo thông tin liên lạc đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, phòng chống thiên tai về công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển.

- Phát triển nguồn nhân lực biển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội vùng biển và ven biển:

+ Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp trong các trường trung học trên địa bàn huyện, tạo cơ hội cho thanh niên, học sinh học nghề và tham gia vào các nghề như đánh bắt, nuôi trồng chế biến thủy sản, du lịch, đóng tàu.... Liên kết với các nhà đầu

tưđào tạo nghề và sử dụng lao động của địa phương.

+ Tranh thủ tuyển chọn nhiều học sinh và lao động tham gia học nghề ở

Trung tâm Dạy nghề khu vực Gò Công; đề nghị Tỉnh cho thành lập Trường Trung học chuyên nghiệp trên địa bàn huyện (ở xã Tân Tây). Đồng thời có chính sách thu hút đội ngũ lao động đã được đào tạo chuyên sâu đang làm việc ở các nơi khác về

phục vụ, xây dựng quê hương vùng biển.

+ Tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo nghề phổ thông cho thanh niên nông thôn, cần tập trung vào các nghề có yêu cầu sử dụng tại địa phương. Tăng cường công tác khuyến ngư, chú trọng đầu tư và quản lý tốt các cơ sở sản xuất, trung tâm giống thủy sản; xây dựng các mô hình quản lý nghềđáy sông cầu, quản lý cộng đồng ở vùng nuôi thủy sản tập trung; củng cố và nâng cao chất lượng hoạt

động của hợp tác xã thủy sản Phú Tân và tiếp tục nghiên cứu hình thành các tổ chức kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên lĩnh vực đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản.

- Bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh, trật tự trên biển:

+ Xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa Huyện ủy với Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh; giữa các lực lượng Công an, Quân sự huyện và Bộ đội Biên phòng; giữa các xã ven biển với các đồn Biên phòng; xây dựng dân quân tự vệ

biển vững mạnh. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, các ngành, các cơ

sở trong công tác quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân gắn với phát triển kinh tế

biển.

+ Tăng cường công tác quản lý địa bàn ven biển, vùng sản xuất khai thác thủy sản, các cồn bãi trong khu vực... đảm bảo cho ngư dân, người sản xuất, các nhà

đầu tư an tâm sản xuất và khai thác có hiệu quả tài nguyên biển.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân, đặc biệt là những người lao động trên biển nắm được cơ bản luật pháp về biển; luật thủy sản và các thông lệ quốc tế, vùng lĩnh hải và ranh giới biển của quốc gia... nhằm khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên biển, trên nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững quốc phòng an ninh trên biển.

+ Tăng cường liên kết liên doanh với các đơn vị giáp ranh trong tỉnh và các huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh), Cần Đước (Long An), Bình Đại (Bến Tre) để hợp tác, đầu tư phát triển kinh tế xã hội, đồng thời làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự vùng biển và ven biển.

- Tranh thủ và chuẩn bị mọi điều kiện thuận lợi để sớm triển khai một số

công trình, dự án trọng điểm của Trung ương, của tỉnh trên địa bàn huyện:

+Tập trung đẩy nhanh tiến độđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và kêu gọi nhà

đầu tư vào Cụm công nghiệp Vàm Láng, khu du lịch sinh thái biển Tân Thành, chợ đầu mối thủy sản và dự án cấp nước sạch các huyện phía Đông.

+ Thực hiện tốt việc giải ngân đền bù, giải tỏa, bàn giao mặt bằng cho dự án

đầu tư khu công nghiệp đóng tàu Soài Rạp. Phối hợp và đáp ứng tốt các yêu cầu về

mặt bằng trên địa bàn cho việc triển khai các dự án ven sông Soài Rạp, nâng cấp Quốc lộ 50, cầu Mỹ Lợi, đường huyện 03; hệ thống cung cấp nước ngọt về Vàm Láng, Tân Thành.

+ Phục vụ tốt cho việc khảo sát, quy hoạch phát triển và bảo vệ rừng phòng hộ ven biển, nhựa hóa đê biển và triển khai dự án xây dựng đê phụ.

+ Xúc tiến nhanh dự án nghiên cứu đặc điểm phân bổ nguồn lợi nghêu, sò huyết giống vùng ven biển và đề xuất quy hoạch vùng cấm khai thác có thời hạn.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các vấn đề liên quan đến biển:

+ Uỷ ban Nhân dân huyện tăng cường quản lý về khai thác, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên biển; khai thác có hiệu quả, tiềm năng ven biển của địa phương. Trước mắt, tăng cường cán bộ quản lý, chuyên môn giỏi cho phòng thủy sản, củng cố hoạt động Ban Quản lý cồn bãi, xây dựng các kế hoạch bảo vệ

nguồn lợi thủy sản, bảo vệ an ninh, trật tự, môi trường vùng nuôi thủy sản; triển khai thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước vềđánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản và bảo vệ tài nguyên biển. Tranh thủ cấp trên xác định ranh giới; các cồn, bãi với tỉnh bạn (Bến Tre) để quản lý khai thác; có chính sách hỗ trợ khuyến khích ngư

dân đang khai thác thủy sản ven bờ chuyển ngành nghề phù hợp để bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

+ Triển khai thực hiện tốt các chính sách và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh mẽ người dân làm ăn sinh sống gắn bó với biển, tích cực góp phần phát triển kinh tế biển cùng nhau hợp tác quản lý cộng đồng vùng nuôi thủy sản; phát triển mô hình quản lý cộng đồng nghềđáy sông cầu và bảo vệ chủ quyền biển của quốc gia. Quan tâm vấn đề an toàn lao động, cứu nạn, cứu hộ người làm nghề biển và thực hiện các phương án phòng, chống thiên tai. Quy hoạch xây dựng khu né bão gắn với khu dân cư nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản cho người dân sinh sống vùng ven biển.

+ Kịp thời phát hiện và phối hợp tốt với các ngành chức năng xử lý các sự cố

về môi trường ven biển, về chất lượng nước từ các sông đổ ra biển, các hoạt động sản xuất kinh doanh trên đất liềnn có phát sinh chất thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, khuyến khích và hướng dẫn nông dân hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học trong sản xuất nông nghiệp, góp phần làm giảm ô nhiễm nguồn nước.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển huyện Gò Công Đông (Trang 85 - 90)