Định hướng phát triển kinh tế biển của Tỉnh Tiền Giang

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển huyện Gò Công Đông (Trang 82 - 85)

Tiền Giang là tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long có tiềm năng lớn về phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, Tiền Giang cũng là tỉnh có sẵn lợi thế về

phát triển kinh tế biển do có khoảng 32 km bờ biển và khoảng 120 km sông Tiền đổ

ra biển. Chính vì thế Tiền Giang đang nỗ lực triển khai Chương trình hành động về

Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa X).

Về quan điểm, phương pháp xây dựng, Tiền Giang đã xác định nhất thiết phải bám sát những nội dung chỉ đạo cơ bản của Nghị quyêt TW 4 nhưng một yêu cầu có tính nguyên tắc cũng được Tiền Giang đồng thời quán triệt khi xây dựng chương trình hành động là phải sâu sát với các điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn địa phương. Theo đó, Chương trình hành động về Chiến lược biển Việt Nam trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ nay đến năm 2020 đã được xây dựng với các nội dung cơ

bản: Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển chiến lược biển; Nhiệm vụ và các giải pháp; và Tổ chức thực hiện. Theo đó, Chương trình hành động đã xác định rõ hệ thống các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng biển trên địa bàn tỉnh. Chương trình cũng đề ra các nhiệm vụ, hệ thống các giải pháp là: Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh bằng những chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Đầu tư và khuyến khích

đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; Phát triển nguồn nhân lực biển đáp

ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển; Điều tra cơ bản và phát triển khoa học – công nghệ biển; Bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh trên

biển; Thực hiện gắn kết kinh tế biển của tỉnh với các tỉnh trong vùng và ven biển Tây Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh; Xây dựng một số công trình, dự án trọng

điểm; Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các vấn đề liên quan đến biển. Chương trình trình hành động về chiến lược biển Việt Nam trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã được xây dựng theo yêu cầu là phải gắn việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng biển với mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững và cảnh quan cho phát triển du lịch biển; đồng thời kết hợp với củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh vững mạnh. Phấn đấu nâng tỷ lệđóng góp của kinh tế biển từ 14,9% (năm 2006) lên 20% (năm 2010), 25% (năm 2015) và đến năm 2020 đạt tới 33 – 35% tổng GDP toàn tỉnh.

Thực hiện phát triển mạnh kinh tế biển theo hướng giải quyết ngày càng tốt hơn các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống nhân dân vùng kinh tế biển. Trong tương lai gần, phấn đấu thu nhập bình quân của cư dân vùng kinh tế biển phải cao hơn so với mức thu nhập bình quân chung của tỉnh. Muốn vậy, Tiền Giang sẽ có quy hoạch cụ thể để xây dựng các khu, cụm công nghiệp gắn với xây dựng cảng biển; đồng thời cũng sẽ phát triển mạnh việc nuôi trồng, khai thác, chế biến hải phẩm từ biển và phát triển các ngành dịch vụ - du lịch để đẩy mạnh kinh tế vùng biển phiá đông của tỉnh.

Hướng tới mục tiêu phấn đấu đã đề ra đó, Chương trình hành động về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn Tiền Giang đã được Lãnh đạo Tỉnh xác định và đề ra các nhiệm vụ; huy động sự tham gia tích cực và sáng tạo của trí tuệ, sức lực toàn thể Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh cùng nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ đó. Theo đó, Tiền Giang sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng các công trình, dự án trọng điểm sau:

- Khu công nghiệp đóng tàu Soài Rạp – Gia Thuận; Khu công nghiệp Bình

Đông; Cụm công nghiệp Vàm Láng, Tân Tây và Long Hưng.

- Phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối thuỷ sản phục vụ

cho kinh tế biển và các khu, cụm công nghiệp, cùng các khu du lịch vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng Tân Thành, Hàng Dương.

- Đầu tư xây dựng các tuyến đường kết nối vào Khu công nghiệp đóng tàu Soài Rạp gắn liền với việc nâng cấp, phát triển đồng bộ hệ thống cầu đường như quốc lộ 50, cầu Mỹ Lợi, cầu Chợ Gạo, đường tỉnh 862, 871, 877...

đường huyện 03, các trục đường sông cửa Tiểu, sông Vàm Cỏ, đường đê ven biển…

- Đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch từ thành phố Mỹ Tho về các huyện phía Đông đảm bảo phục vụ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trong vùng.

- Phát triển, mở rộng thị xã Gò Công, gắn với kiến thiết, chỉnh trang thị trấn Tân Hoà và phát triển các đô thị mới như Vàm Láng, Tân Thành; đặc biệt chú trọng hình thành khu dân cư, khu đô thị mới phía Bắc thị xã Gò Công, tiếp giáp quốc lộ 50 nhằm tiếp cận TP. Hồ Chí Minh, gắn với sự hình thành và phát triển của lực lượng lao động phục vụ cho phát triển công nghiệp trong vùng.

Song hành với việc tập trung đầu tư xây dựng các công trình, dự án trọng

điểm trên đây, tỉnh Tiền Giang luôn khuyến khích hình thành các hợp tác xã, doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh tế biển; và chú trọng công tác nghiên cứu đầu tư thiết lập các dự án, công trình nâng cao chất lượng môi trường ven biển, cải thiện môi trường ven biển phục vụ phát triển kinh tế - xã hội mang tính bền vững.

Trên đây mới chỉ là phác thảo những định hướng, nội dung cơ bản mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra của bước đầu xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình hành

động về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết TW 4 (khoá X). Trên cơ sở đó, Lãnh đạo tỉnh Tiền Giang đã và đang chỉ đạo các cấp uỷđảng, chính quyền, các ban ngành, Mặt trận Tổ

quốc và các đoàn thể khẩn trương xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ

thể, phù hợp đối với từng địa phương, cơ sở. Trưởng ban Tuyên giáo Trần Hoàng Diệu đã cho biết như vậy và đồng chí khẳng định thêm: “Tiền Giang luôn xác định

toàn thể Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh. Ngoài ra, Tiền Giang rất mong được sự

quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Trung ương; sự phối kết hợp đồng bộ

của các bộ, ban, ngành, các cơ quan liên quan trên phạm vi toàn quốc. Về phía Tiền Giang cũng sẽ tiếp tục đổi mới, thông thoáng hơn nữa cơ chế, chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài vào tỉnh để phát triển mạnh kinh tế biển, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH phù hợp với các tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương, tạo tiền đề vật chất cần thiết để Tiền Giang cùng với cả nước hội nhập có hiệu quả vào kinh tế khu vực và toàn cầu. Đây cũng chính là con đường phấn đấu mà toàn Đảng bộ và nhân dân Tiền Giang đã thống nhất lựa chọn để không chỉ nhanh chóng xoá hết các hộ ở diện nghèo vẫn

đang chiếm tỷ lệ trên 17% như hiện nay mà còn vươn lên trở thành tỉnh giầu, mạnh trong phạm vi cả nước”.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển huyện Gò Công Đông (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)