Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố mang tính quyết định của mọi sự
phát triển. Vì vậy, để đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế biển cần coi trọng việc
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phải có những giải pháp đồng bộ để sử dụng có hiệu quả nhân tố vô cùng quan trọng này, coi đây là biện pháp cấp bách cần tiến hành ngay.
Trước mắt là phải khẩn trương điều tra, sắp xếp lại lực lượng cán bộ có kỹ
thuật, chuyên môn về biển. Trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo lại và sử dụng hợp lý
đội ngũ cán bộ hiện có với những cơ chế chính sách thích hợp để đáp ứng yêu cầu to lớn và khẩn trương của công cuôc phát triển kinh tế biển. Đồng thời phải đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực mới, có khả năng xử lý tổng hợp các vấn đề về khai thác và quản lý biển. Có một chính sách thỏa đáng và chếđộ ưu đãi đặc biệt thật cụ thể về vấn đề thu hút nhân tài.
Tăng cường đào tạo lao động thạo nghề, chú trọng công tác giáo dục, đào tạo nâng cao dân trí, nâng cao trình độ nhận thức về biển, về quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển cho toàn dân trong huyện và nhất là dân cư các xã ven biển.
Tỉnh hỗ trợ ngân sách đài thọ toàn phần hoặc một phần học phí cho các học viên trường nghề, các lớp đào tạo thợ chuyên môn kỹ thuật và quản lý, phục vụ cho các hoạt động kinh tế trong huyện.
Trên cơ sở các công tác, tổ chức như: khuyến nông ngư, các trung tâm hướng nghiệp,…, cần tiếp tục nâng cao trình độ lao động, phấn đấu đến năm 2020, có 90% lao động nông nghiệp nói chung được qua các khóa khuyến nông ngư và 35-45% lao động được đào tạo các lớp ngắn hạn về kỹ năng nông ngư nghiệp.
Cần tăng cường đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật tại chỗ (mỗi xã có ít nhất 2-3 cán bộ kỹ thuật) làm nồng cốt hỗ trợ người dân tiếp thu và ứng dụng kỹ
thuật mới trong nuôi trồng.
Mở rộng hợp tác với các cơ sở đào tạo có trang bị hiện đại trong và ngoài tỉnh để đào tạo lao động kỹ thuật lành nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp có sử
dụng lao động góp vốn và trang bị phương tiện để nâng cao chất lượng đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại doanh nghiệp, Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần kinh phí. Tạo sự liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan tư vấn về phát triển kinh tế - kỹ
thuật công nghệ, các doanh nghiệp với các trường đại học, các cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật để hỗ trợ nhau trong vấn đề đào tạo, cung ứng, sử dụng nhân lực một cách có hiệu quả nhất.
Xây dựng và mở rộng thêm các trường, cơ sở đào tạo, mở rộng thêm các ngành nghề mới, chú ý đến đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ dạy nghề, nhằm nâng cao chất lượng và số lượng đào tạo đi đôi với việc liên kết, thu hút đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao về giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động. Cụ thể:
+ Đầu tư nâng cấp Trường Đại học Tiền Giang, Trường Cao đẳng nghề Tiền Giang và các cơ sở đào tạo công lập đang có tại tỉnh. Tăng cường cơ sở vật chất, chuẩn hóa giáo viên, chuẩn hóa nội dung và chương trình đào tạo để tăng quy mô, chất lượng đào tạo.
+ Khuyến khích các thành phần kinh tếđầu tư thành lập các trường đào tạo nghề từ công nhân kỹ thuật trung cấp khu vực Gò Công.
+ Khuyến khích thành lập các cơ sở đào tạo nghề ngắn hạn và các trung tâm tư vấn dịch vụ việc làm để định hướng chọn nghề, việc làm cho lực lượng lao động tại địa phương.
- Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng nhằm giữ và thu hút nhân tài nhất là các chuyên gia đầu ngành phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tăng cường hợp tác với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế
sách của Tỉnh: tốt nghiệp cử nhân, kỹ sư loại giỏi được thưởng 5 triệu, loại khá 4 triệu, khi về huyện sẽđược hỗ trợ thêm chi phí tàu xe, nhà ở tập thể; nếu tham gia học sau đại học sẽ được thanh toán hoàn toàn tiền học phí, hỗ trợ 500 ngàn
đồng/năm tiền tài liệu và sinh hoạt phí mỗi tháng đi học là 650 ngàn đồng đối với nữ và 550 ngàn đồng đối với nam; đối với lao động phổ thông sẽđược đào tạo nghề
theo những lớp ngắn hạn từ 3 – 6 tháng, được hưởng lương tối thiểu cộng thêm tiền phụ cấp vùng sâu, khó khăn.
- Trẻ hóa đội ngũ cán bộ quản lý ngành, tạo điều kiện tham quan, học tập, giao lưu với nước ngoài để kịp thời nắm bắt các thông tin về thị trường, công nghệ...
- Thường xuyên mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp để nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh.
Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế và nguồn lao động dự báo trong kế
hoạch đã đề ra của Uỷ Ban Nhân Dân huyện phê duyệt nhằm đào tạo nguồn lao
động theo yêu cầu phát triển ngành, có sự bố trí cơ cấu lao động hợp lý theo cơ cấu ngành.