II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí và tính giá
3. Hoàn thiện hạch toán chi phí sử dụng máy thi công
Nh đã trình bày ở trên, Công ty có tổ chức Đội máy thi công nhng không tổ chức hạch toán kết quả riêng cho Đội máy thi công. Do đó việc hạch toán chi phí sử dụng máy thi công của Đội thi công công trình và chi phí sử dụng máy thi công của Đội máy thi công là hoàn toàn giống nhau. Điều này làm cho công tác quản lý chi phí máy thi công không rõ ràng, dễ dẫn đến nhầm lẫn trong quá trình hạch toán và theo dõi chi phí sản xuất đối với các Đội có nhiệm vụ khác nhau. Vì vậy, theo em, khi Công ty đã tổ chức Đội máy thi công riêng thì cũng nên tổ chức hạch toán kết quả riêng cho Đội máy thi công nh sau :
- Khi phát sinh chi phí liên quan đến hoạt động của máy thi công, kế toán tiến hành tập hợp chi phí cho Đội máy thi công qua tài khoản 621, 622, 627 nh sau :
Nợ TK 621, 622, 627 : Chi tiết sử dụng máy Có TK 152,334,214,331 ...
- Cuối kỳ, chi phí máy thi công đợc tổng hợp vào tài khoản 154 chi tiết cho đội máy thi công (tài khoản 1543). Quá đó, kế toán xác định giá trị mà Đội máy thi công phục vụ cho từng công trình, hạng mục công trình theo giờ máy, ca máy hoạt động. Kế toán tiến hành định khoản nh sau :
Nợ TK 623 : Giá trị Đội máy thi công phục vụ cho các đối tợng Có TK 1543 : Giá thành Đội máy thi công
Công ty đã có những công tác tích cực trong việc sửa chữa và bảo dỡng xe máy. Cụ thể là Công ty đã xây dựng tài khoản 6233 “Chi phí sửa chữa thờng xuyên tài sản cố định”. Tuy nhiên, Công ty mới chỉ quan tâm đến kế hoạch bảo dỡng, sửa chữa mang tính chất nhỏ, thờng xuyên mà cha thực sự quan tâm đến vấn đề sửa chữa lớn tài sản cố định. Thực tế là Công ty đã không tiến hành trích trớc chi phí sửa chữa tài sản cố định. Theo em, đây là vấn đề quan trọng vì chi phí này thờng không nhỏ và ảnh hởng nhiều đến kết quả kinh doanh của Đội thi công nói riêng và của Công ty nói chung. Khi chi phí sửa chữa lớn phát sinh mà không đợc trích trớc sẽ làm mất cân đối chi phí phát sinh giữa các kỳ kế toán. Mặt khác, Công ty chỉ sử dụng tài khoản 6233 để tổng hợp chi phí sửa chữa tài sản cố định là không hợp lý vì tài khoản 623 là tài khoản phản ánh chi phí sử dụng máy thi công nói riêng, không phản ánh chi phí cho tất cả tài sản cố định. Vì vậy, để công tác hạch toán kế toán đợc khoa học và hợp lý hơn, tạo sự chủ
động, kịp thời trong công tác tài chính, công tác sửa chữa, Công ty nên tiến hành trích trớc chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Công ty cũng nên sử dụng hai tài khoản riêng biệt để phản ánh chi phí sửa chữa xe máy thiết bị và các tài sản cố định khác. Theo em, Công ty có thể mở tiểu khoản nh sau : tài khoản 6233 “Chi phí sửa chữa xe máy thiết bị”; tài khoản 6275 “Chi phí sửa chữa tài sản cố định khác ngoài máy thi công”. Chi phí này có thể đợc phân bổ cho các công trình, hạng mục công trình dựa vào tiêu thức chi phí nguyên, nhiên liệu sử dụng cho máy thi công, hoặc theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Cụ thể, khi trích trớc chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, kế toán ghi :
Nợ TK 6233, 6275 : Giá dự toán trích trớc Có TK 335.
Khi chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, kế toán Công ty tiến hành tập hợp chi phí vào tài khoản 241 nh sau :
Nợ TK 241 (2413) : Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định Nợ TK 133 (1331) : Thuế GTGT đầu vào
Có TK 111, 112, 152, ...
Khi tiến hành xử lý chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, kế toán ghi : - Đối với sửa chữa lớn theo kế hoạch :
Nợ TK 335 : Giá dự toán trích trớc
Nợ TK 6233, 6275 : Phần chi phí thực tế vợt dự toán trích trớc Nợ TK 133 (1331) : Thuế GTGT đầu vào (nếu có)
Có TK 2413 : Giá thành thực tế
Có TK 711 : Phần dự toán trích trớc lớn hơn chi phí thực tế.
- Đối với sửa chữa lớn ngoài kế hoạch, kế toán phân bổ chi phí sửa chữa lớn cho nhiều kỳ qua tài khoản 242 nh sau :
Nợ TK 242 Có TK 2413
Và định kỳ, kế toán Công ty tiến hành phân bổ chi phí sửa chữa lớn : Nợ TK 6233, 6275
Có TK 242