Nguồn lực kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Sản xuất vụ ba với sự phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh An Giang (Trang 37 - 46)

Chương 2: Hiện trạng phát triển nông nghiệp và sản xuất vụ ba ở tỉnh An Giang

2.2.2Nguồn lực kinh tế xã hộ

2.2.2.1 Dân cư và nguồn lao động

Dân số An Giang khá lớn trên 2,25 triệu người (năm 2008) nên nguồn lao động rất dồi dào, gần 80% dân số tập trung ở khu vực I. Lực lượng lao động ở An Giang ở độ tuổi trẻ, khỏe (trong độ tuổi lao động chiếm 56,2%), cần cù, tiếp thu tiến bộ khoa học kĩ thuật mau lẹ. Đây chính là yếu tố mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển mạnh ngành nông nghiệp của tỉnh nhà và góp phần khai thác triệt để những tiềm năng trong phát triển nông nghiệp của tỉnh.

Người nông dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, có trình độ thâm canh cao và đã quen với sản xuất sản phẩm hàng hóa.

Dân số đông sẽ là áp lực cũng là lợi thế thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp của tỉnh và còn là thị trường tiêu thụ lớn về các sản phẩm nông nghiệp.

2.2.2.2 Đường lối – chính sách của tỉnh trong phát triển nông nghiệp

Quán triệt Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 18/3/2002 Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010; Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể,…Tỉnh ủy An Giang đã ban hành Nghị quyết số 04/NQ-TU ngày 25/11/1992 về xây dựng và phát triển nông thôn; Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27/6/2002 về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010; Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 02/8/2002 về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 26/01/2007 về đẩy nhanh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nhiều chương trình hành động của Tỉnh ủy về nông nghiệp, nông thôn. UBND tỉnh đã ban hành Chiến lược phát triển nông thôn đến năm 2020 (Quyết định số 669/2004/QĐ-UB ngày 20/4/2004) và đã triển khai thực hiện trong toàn tỉnh. Quán triệt Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ An Giang lần thứ

VIII (2005-2010) đã xác định “An Giang vẫn là tỉnh nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp cần phát triển theo chiều sâu và theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Bố trí sản xuất hướng về thị truờng của các sản phẩm nông lâm, thuỷ sản có lợi thế so sánh của tỉnh… Qua kết quả phát triển kinh tế 3 khu vực thời gian qua, tỉnh rút ra bài học kinh nghiệm về chỉ đạo phát triển tam nông dựa vào mối liên kết qua lại giữa 3 khu vực kinh tế. Trong đó khu vực I (nông, lâm, thuỷ sản) phát triển ổn định sẽ kéo theo công nghiệp chế biến phát triển và dịch vụ nông thôn và thành thị phát triển theo vì tăng sức mua nông thôn, và phát triển thị trường nông thôn về đất, lao động, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, bơm vốn vào nông thôn, và từng buớc phát triển ngành hàng có lợi thế so sánh của tỉnh và tham gia 4 nhà trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân tỉnh An Giang.

Nghị quyết của Đảng và của Tỉnh ủy được triển khai quán triệt đến các cấp ủy đảng từ tỉnh đến cơ sở, trong hệ thống chính trị và toàn bộ cán bộ đảng viên. Qua đó các cấp ủy đảng xây dựng Nghị quyết, chương trình hành động cụ thể giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đề án “Tăng cường vai trò, năng lực của nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn giai đoạn 2006-2010” của Ủy Ban Nhân Dân (UBND) tỉnh đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại Nghị quyết 34/2006/NQ-HĐND.

Quan điểm chỉ đạo xuyên suốt là:

- Nông nghiệp là nền tảng và là mặt trận hàng đầu, tạo tiền đề và cơ sở vật chất để phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ; từng bước đưa tỉnh thành một tỉnh có công - nông nghiệp phát triển.

- Nông thôn là địa bàn chiến lược, nông thôn có phát triển sẽ tác động trực tiếp đến sản xuất và đời sống dân cư.

- Nông dân là lực lượng cách mạng to lớn ở nông thôn, tạo ra sản phẩm thiết yếu cung cấp nhu cầu tiêu dùng của xã hội và cũng là bộ phận chịu nhiều thiệt thòi về lợi ích vật chất trong nền kinh tế thị trường. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân, thực hiện các chính sách bồi dưỡng sức dân để phát triển.

Quán triệt những chủ trương, chính sách của Nhà nước trong phát triển nông nghiệp, xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, thực hiện các chủ trương chính sách này, tỉnh đã tiến hành các biện pháp sau:

- Xây dựng và quy hoạch sản xuất nông nghiệp.

- Chương trình ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật. - Chương trình cơ giới hóa và điện khí hóa nông nghiệp.

- Chương trình hợp tác hóa sản xuất.

2.2.2.3 Cơ sở vật chất hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật

Với diện tích đất nông nghiệp chiếm đến 82,6% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, đây là tiền đề quan trọng nhất để sản xuất nông nghiệp ở An Giang.

An Giang là một trong những tỉnh đi đầu trong cả nước về huy động nội lực, đầu tư cho cơ sở hạ tầng để phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là đầu tư cho giao thông và thủy lợi.

Với khoảng 3.560km đường bộ, trong đó giao thông nông thôn là 3.065km, đã hình thành mạng lưới giao thông đường bộ từ tỉnh đến huyện, liên huyện, liên xã, bên cạnh đó, ngành giao thông đường thủy cũng rất phát triển với 2.461km đường sông, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động chuyên chở các nông sản hàng hóa, các vật tư trong nông nghiệp,… đến khắp các vùng sản xuất nông nghiệp trong tỉnh. Và với việc cảng sông Mỹ Thới được nâng lên thành cảng quốc tế, sân bay quốc tế Trà Nóc (Cần Thơ), cầu Cần Thơ cùng với việc đưa vào khai thác luồng tàu mới trên sông Hậu trong năm 2010 - 2011 sẽ tạo cơ hội phát triển của ngành giao thông vận tải An Giang nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng.

Những năm qua, tỉnh đã ưu tiên xây dựng các công trình thủy lợi, hệ thống đê bao kiểm soát lũ kết hợp với giao thông nông thôn tương đối hoàn chỉnh.

a) Thủy lợi:Vớitổng số vốn đầu tư trong giai đoạn 1996 – 2006 là 1.295 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 471 tỉ đồng (36,35%), vốn ngân sách địa phương: 468 tỉ đồng (36,10%), vốn dân đóng góp 243 tỉ đồng (18,82%) và các nguồn vốn khác; trong đó vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho chương trình kiên cố hóa kênh mương trong 7 năm (2000 – 2007) là 135 tỉ đồng đã tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng. Vào mùa mưa lũ 2008, toàn tỉnh cũng đã nâng cấp 52 tuyến đê bao, dài hơn 108 km, với khối lượng đất đào đắp 1,2 triệu m3, tổng kinh phí 20,6 tỉ đồng từ nguồn ngân sách và nhân dân đóng góp. Bên cạnh đó, nhân dân cũng tham gia đóng góp cùng ngân sách Trung ương, địa phương nạo vét 40 công trình kênh dài 88 km và làm mới 30 cống tiêu thoát nước với tổng kinh phí trên 11,6 tỉ đồng…

Hệ thống đê bao và cống được nâng cấp và làm mới phục vụ bảo vệ cho hơn 80.000 ha lúa vụ 3 trong tỉnh 2008.

Do là tỉnh đầu nguồn cộng với khí hậu nhiệt đới gió mùa nên hàng năm ngoài việc chịu ảnh hưởng của nước lũ lên An Giang còn chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới mưa liên tục, nhiều trận kéo dài cả ngày và đêm, thường gây nên ngập úng cục bộ (trong vùng đê bao) ảnh hưởng đến gần 6.000 ha diện tích gieo trồng thuộc các huyện Tân Châu, Tịnh Biên, Châu Thành, Chợ Mới, Phú

Tân, Thoại Sơn,… trong đó huyện đầu nguồn Tân Châu ngập úng trên 1.600 ha, cao nhất tỉnh. Trước tình hình đó, trong những năm qua Ban chỉ huy phòng chống lụt bão của tỉnh cùng với điện lực An Giang thống nhất một số biện pháp khắc phục nhanh để bơm tiêu chống úng: bố trí điện hợp lý cho từng vùng, ưu tiên cấp điện cho các vùng sản xuất lúa, màu vụ ba, nhất là các tiểu vùng mới xuống giống, đặc biệt là đẩy nhanh công tác lấp đặt máy bơm điện đảm bảo bơm tiêu úng cứu lúa. Riêng giai đoạn 2008, tỉnh đã đầu tư xây dựng 196 trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn 9 huyện gồm: Thoại Sơn, Chợ Mới, Tân Châu, Phú Tân, Châu Đốc, Châu Thành, Châu Phú, An Phú và Tri Tôn. Trong đó huyện Thoại Sơn đã đầu tư xây dựng với số lượng cao nhất là 68 trạm bơm, nâng tổng số trạm bơm điện trong toàn huyện lên 130 trạm, phục vụ kịp thời cho việc xuống 15.000 ha diện tích lúa vụ ba.

Dự án kiểm soát lũ Bắc Vàm Nao được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh An Giang (huyện Phú Tân và một phần huyện Tân Châu ) từ năm 2002 đến tháng 9/2007, với tổng số vốn đầu tư dự án là 166 tỉ đồng, trong đó vốn tài trợ của Chính phủ Úc: 69,2 tỉ đồng, vốn ngân sách Nhà nước Việt Nam đối ứng: 96,8 tỉ đồng. Tính đến tháng 9/2007 đã thi công hoàn thành đưa vào hoạt động 56 cống điều tiết (16 cống hở kết hợp cầu giao thông, 40 cống tròn qua lộ) và 4 công trình kênh chống hạn, với tổng chiều dài 10km. Tác động của dự án đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn cho vùng nông thôn hai huyện, phục vụ tưới, tiêu, kiểm soát lũ và tạo điều kiện chuyển dịch sản xuất cho trên 30.000 ha đất canh tác, giao thông nông thôn được hoàn thiện, đời sống dân cư từng bước được nâng lên.

Nhờ đó, hệ thống thủy lợi được hình thành theo qui hoạch, đảm bảo tưới tiêu cho toàn bộ diện tích đất canh tác và thoát lũ nhanh ra biển Tây. Ngoài ra đã hình thành 516 tiểu vùng đê bao kiểm soát lũ, với tổng diện tích 205 ngàn ha (93% so với tổng diện tích canh tác), trong đó có 232 tiểu vùng đê bao kiểm soát lũ triệt để (90 ngàn ha – 41%) và 284 vùng bao kiểm soát lũ tháng 8 (114 ngàn ha), nhiều vùng đã thực hiện thủy lợi hóa đồng ruộng, chủ động cấp thoát nước phục vụ sản xuất.

Trong khi giá nhiên liệu và vật tư đang ở mức cao thì việc đầu tư xây dựng các trạm bơm điện, hệ thống đê bao chống lũ, hệ thống thủy lợi – giao thông… sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân chủ động trong việc điều chỉnh thời vụ, né rầy và phòng trừ sâu bệnh, giảm chi phí trong sản xuất, đồng thời tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp theo hướng Công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

b) Giao thông nông thôn: Tổng vốn đầu tư 831 tỷ đồng; trong đó: vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 40,2 tỷ đồng (4,84%), vốn ngân sách địa phương: 438 tỷ đồng (52,74%), vốn dân đóng góp 316 tỷ đồng (38%). Kết quả thực hiện giai đoạn (1996-2008) đã đầu tư nâng cấp, mở rộng lộ

vượt lũ với tổng chiều dài trên 2,86 ngàn km; trong đó láng nhựa mặt đường 700 km, đổ bê tông mặt đường 336 km, rải cát đá, cấp phối 1,82 ngàn km; xây dựng mới 682 cầu giao thông và nâng cấp, sửa chữa hàng ngàn cầu giao thông nông thôn. Riêng năm 2008, từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đã đẩy nhanh triển khai thi công 15 công trình giao thông nông thôn, 05 công trình thủy lợi, với tổng kinh phí 289 tỷ đồng.

Nhờ đó hệ thống giao thông nông thôn đã cơ bản nối liền các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ; trong tổng số 154 xã, phường, thị trấn có 122 xã vùng nông thôn. Số xã nông thôn có đường ô tô về đến trung tâm đạt 97,5% (119/122 xã), trong đó số xã có đường ô tô hoàn chỉnh đi được quanh năm đạt 86,1%, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, giao thương hàng hóa thuận lợi dễ dàng. Riêng huyện Thoại Sơn, Chợ Mới đã cơ bản nhựa hóa, bê tông hóa đường nông thôn về đến các ấp, hiện nay đang tiếp tục nâng cấp, mở rộng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện đường lối đổi mới, tỉnh ủy đã chủ trương phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp song song với phát triển nông nghiệp toàn diện, xác định công nghiệp là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, nhất là nông nghiệp.

c) Cơ giới hóa

Công cụ sản xuất cơ giới vừa là phương tiện vừa là mục tiêu của sự nghiệp Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp. Nhận thức được điều đó, từ những năm sau đổi mới An Giang đã rất coi trọng việc trang bị các phương tiện sản xuất cơ giới nhằm tăng nhanh năng suất lao động nông nghiệp và năng suất cây trồng, vật nuôi. Tỉnh đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích nông dân mua máy, bằng cách bán máy kèm khuyến nông với các hình thức trợ giá, trợ cước, đào tạo sử dụng,… Vì thế năng lực thiết bị dùng trong sản xuất nông, lâm, ngư của tỉnh ngày càng tăng, nhất là trong những năm gần đây.

- Về máy sấy: theo số liệu từ Trung tâm khuyến nông tỉnh, đến nay toàn tỉnh có khoảng

3.284 máy sấy (qui 4 tấn/mẻ) tăng 893 máy so với năm 2005 và 1.931 máy so với năm 2003. Trong đó Châu Thành là huyện có số lượng máy sấy nhiều nhất với 269 máy, Tri Tôn 171 máy, Thoại Sơn 123 máy, Chợ Mới 94 máy, Long Xuyên 51 máy, Phú Tân 47 máy, Châu Phú 46 máy,… Như vậy, nếu bà con thu hoạch lúa vụ ba vào những ngày mưa bão cũng có thể yên tâm không sợ lúa lên mộng, nảy mầm, vì lượng máy sấy trong tỉnh đủ để phục vụ lúa Thu Đông. Hiện máy sấy đã có rất nhiều cải tiến với kết cấu gọn nhẹ, chi phí xây dựng thấp, nhiều gió, lực cản thấp, công suất sấy cao, lúa sấy không phải cào đảo,… làm khô lúa rất hiệu quả và giảm được nhiều công lao động, tỉ lệ thất thoát do khâu phơi sấy giảm từ 2,42% vào năm 2002 xuống còn 1,23% vào năm 2008.

An Giang hiện có gần 50% sản lượng lúa Hè Thu được sấy, đây là kết quả của tỉnh trong nổ lực thực hiện các chủ trương khuyến khích hỗ trợ nông dân trang bị máy sấy lúa. Từ năm 2001 – 2007, ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% lãi suất cho các hộ nông dân vay tiền mua máy sấy lúa với thời hạn vay trả chậm trong 3 năm. Đã có 177 nông dân được hỗ trợ lãi suất trang bị 177 máy sấy lúa. Năm 2008 tỉnh cũng tiếp tục thực hiện chủ trương này nhưng mức độ hỗ trợ lãi suất thì thấp hơn các năm trước, chỉ hỗ trợ 70% lãi suất. Đối tượng được hỗ trợ là thành viên các HTX, trang trại, tổ hợp tác. Nông dân được trang bị kiến thức thu hoạch, phơi sấy và bảo quản lúa đúng kỹ thuật, mức độ thất thoát và hao hụt được giảm dần theo từng năm, chất lượng lúa gạo được nâng cao rõ rệt. Nhiều nông dân nhạy bén biết nắm bắt cơ hội này đã tiến hành đầu tư trang bị lò sấy lúa để vừa sấy lúa trong gia đình vừa làm dịch vụ sấy cho bà con, nhờ đó không ít người đã cải thiện được đời sống, nâng cao thu nhập.

- Về máy gặt: thực tế cho thấy một máy gặt đập liên hợp có thể thay thế cho 1.500 lao

động trong suốt 1 năm với giá thành thu hoạch chỉ bình quân 900.000 đồng/ha trong khi thu hoạch bằng thủ công giá thấp nhất cũng 1,2 triệu đồng/ha mà nhân công luôn trong tình trạng khan hiếm mỗi khi vào vụ thu hoạch rộ. Và lúa cắt bằng máy đã giúp giảm thất thoát được hơn 200 kg/ha, với giá lúa 4000 đồng/kg thì tiết kiệm được khoảng 800.000 đồng. Đồng thời chất lượng hạt lúa tốt hơn do ít bị rạn nứt như khi phải phơi mớ ngoài đồng. Tại An Giang, hiện có gần 909 máy gặt, trong đó có 300 máy gặt đập liên hợp và 377 máy gặt xếp dãy nâng diện tích thu hoạch bằng cơ giới từ 5%

Một phần của tài liệu Sản xuất vụ ba với sự phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh An Giang (Trang 37 - 46)