Nguồn lực chủ yếu phát triển nông nghiệp tỉnh AnGiang 1 Nguồn lực tự nhiên

Một phần của tài liệu Sản xuất vụ ba với sự phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh An Giang (Trang 30 - 37)

Chương 2: Hiện trạng phát triển nông nghiệp và sản xuất vụ ba ở tỉnh An Giang

2.2 Nguồn lực chủ yếu phát triển nông nghiệp tỉnh AnGiang 1 Nguồn lực tự nhiên

2.2.1 Nguồn lực tự nhiên

2.2.1.1 Địa hình

An Giang là một trong hai tỉnh ở ĐBSCL vừa có địa hình đồng bằng vừa có địa hình đồi núi, trong đó:

- Dạng địa hình đồi núi: diện tích khoảng 33 ngàn ha (chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên toàn tỉnh), bao gồm phần diện tích có cao trình từ 4 mét trở lên so với mực nước biển, phân bố tập trung ở hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Vùng này không bị ngập lũ, trong đó có khoảng 60% diện tích phân bố địa hình có độ dốc dưới 250 thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hoặc nông – lâm kết hợp, còn lại phân bố trên địa hình có độ dốc trên 250, chỉ thích hợp cho phát triển lâm nghiệp.

- Dạng địa hình đồng bằng: bao gồm toàn bộ phần còn lại của tỉnh có diện tích tự nhiên khoảng 307 ngàn ha (chiếm khoảng 90% diện tích toàn tỉnh), được chia thành hai vùng:

+ Vùng cù lao: gồm 4 huyện nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu, có tổng diện tích tự nhiên là 103 ngàn ha, chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Đây là vùng có nguồn nước ngọt dồi dào quanh năm, không bị nhiễm mặn, chịu ảnh hưởng mạnh bởi chế độ lũ tràn từ dòng chính sông MêKông vào đồng ruộng với mức ngập từ 1,0 – 2,5 mét. Riêng khu vực phía nam Vàm Nao còn chịu tác động của chế độ bán nhật triều biển Đông với biên độ 50 – 60 cm, có thể lợi dụng để tưới trong mùa khô. Đây là vùng có hệ thống đê bao khép kín kiểm soát lũ triệt để hoàn chỉnh, kiên cố nhất tỉnh và bước đầu đã phát huy hiệu quả được vai trò kiểm soát lũ cho sản xuất vụ ba kết hợp với phát triển giao thông nông thôn và cụm tuyến dân cư vượt lũ.

+ Vùng đồng bằng Tứ Giác Long Xuyên: gồm toàn bộ thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và các huyện: Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, và phần đất thấp còn lại của hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên với tổng diện tích tự nhiên 204 ngàn ha. Vùng này chịu ảnh hưởng lũ từ hai hướng, đó là lũ tràn từ Campuchia qua các cống từ Châu Đốc đến Nhà Bàng chiếm 75 – 80% tổng lưu lượng của vùng và lũ từ sông Hậu theo các kênh rạch chảy vào nội đồng chiếm 20 – 25%. Thời gian bắt đầu ngập lũ chậm hơn vùng cù lao, mức ngập trung bình từ 1,1 – 2,2 mét.

Tóm lại, với địa hình đồi núi chỉ chiếm khoảng 10%, còn lại hơn 90% diện tích là đồng bằng phần lớn có đất đai phù sa màu mỡ nên An Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện sản xuất nông nghiệp chuyên canh, tiến hành cơ giới hóa, thủy lợi hóa,… trong sản xuất nông nghiệp tập trung, đặc biệt đẩy mạnh việc thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ.

An Giang là một trong những tỉnh có diện tích đất canh tác lớn nhất trong vùng ĐBSCL, với tổng diện tích nông – lâm – thủy sản khoảng 298.064,53 ha chiếm khoảng 84,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh và chiếm khoảng 10,4% trong tổng diện tích đất nông – lâm nghiệp và mặt nước của vùng ĐBSCL (tỉ lệ diện tích đất đất nông – lâm nghiệp và thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long trung bình chiếm 75% diện tích đất tự nhiên). Đất An Giang hình thành qua quá trình tranh chấp giữa biển và sông ngòi nên rất đa dạng. Mỗi một vùng trầm tích trong môi trường khác nhau sẽ tạo nên các nhóm đất khác nhau. An Giang có 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất phù sa khoảng 157.341,3 ha chiếm 44,5% diện tích tự nhiên, nhóm đất phù sa có phèn khoảng 97.233,4 ha chiếm 27,5%, nhóm đất phát triển tại chỗ và đất phù sa cổ khoảng 25.811 ha chiếm 7,3%, còn lại là đất phèn và các nhóm đất khác.

Bảng 2.1 Các nhóm đất đai ở An Giang

Các nhóm đất Phân bố

Giá trị trong sản xuất nông nghiệp

Nhóm đất phèn Thuộc hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và rãi rác ở một số huyện khác.

Trồng lúa nước hoặc tràm.

Nhóm đất phù sa Tập trung nhiều ở 4 huyện cù lao, thị xã Châu Đốc, Châu Phú.

Thích hợp với nhiều loại cây trồng nhất là lúa, ngô, rau dưa các loại.

Nhóm đất lầy và than bùn Phía Tây huyện Tri Tôn Trồng lúa nước, trồng tràm. Nhóm đất phát triển tại chỗ và

phù sa cổ

Phân bố rãi rác ở các huyện Châu Thành, Châu Phú, Long Xuyên, Châu Đốc.

Thích hợp cho trồng cây công nghiệp và một số rau màu khác.

Nhóm đất khác Phân bố rãi rác ở tất cả các huyện, thị trong tỉnh.

Thích hợp cho phát triển rừng và trồng rau màu.

“Nguồn: Điều chỉnh quy hoạch nông - lâm nghiệp tỉnh An Giang năm 2010, Dự đoán đến năm 2020”

Nhìn chung, đất đai của tỉnh khá đa dạng, với khoảng 60% diện tích là các loại đất tốt, 27% diện tích là các loại đất bị hạn chế bởi phèn và 10% là các loại đất đồi núi nghèo dinh dưỡng.

CHÚ DẪN

Hình 2.2 Lược đồ thổ nhưỡng tỉnh An Giang

Hình 2.3 Biểu chú dẫn lược đồ thổ nhưỡng tỉnh An Giang

2.2.1.3 Tài nguyên nước

An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có các sông lớn chảy qua, nhiều kênh rạch tạo thành một hệ thống giao thông thủy lợi khá chằng chịt.

- Mạng lưới sông chính:

Sông Tiền và sông Hậu là hai nhánh sông chính của hạ lưu sông MêKông được phân lưu sau Phnômpênh (Campuchia). Phía Đông chảy qua lãnh thổ Campuchia rồi vào lãnh thổ Việt Nam gọi là sông Tiền. Sông Tiền chảy qua Tân Châu, Sa Đéc, Mỹ Thuận rồi đổ ra Biển Đông bằng sáu cửa: Cửa Tiểu, Cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiêng và Cung Hầu. Phía Tây gọi là sông Hậu chảy qua Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ rồi đổ ra Biển Đông bằng ba cửa là Định An, Bassac, Tranh Đề.

+ Sông Tiền chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, qua đoạn An Giang dài 80 km, chiều rộng phía trên Vàm Nao trên 1.000 mét, phía dưới 800 - 1.000 mét.

+ Sông Hậu chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, đoạn qua An Giang dài 100 km, chiều rộng phía trên Vàm Nao từ 500 mét đến 900 mét, phía dưới 800 – 1.200 mét, độ sâu trung bình khoảng 13 mét. Là nguồn cung cấp nước và phù sa cho vùng Tứ Giác Long Xuyên.

+ Sông Vàm Nao: Chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam dài hơn 7 km, rộng 400 – 700 mét, nối liền sông Tiền và sông Hậu, sông Vàm Nao nằm gọn trong địa bàn tỉnh An Giang có tác dụng làm cân bằng dòng chảy giữa sông Tiền và sông Hậu.

+ Sông Tà Keo và sông Châu Đốc bắt nguồn từ dải Con Voi (Campuchia) chảy theo hướng Bắc – Nam, hai con sông này hợp lưu tại Vĩnh Hội Đông (An Phú) và đổ vào sông Hậu tại Châu Đốc, chiều dài trong lãnh thổ An Giang 28 km, chiều rộng sau khi hợp lưu từ 200 mét đến 300 mét.

Sông ngòi dày đặc chẳng những đảm bảo cung cấp nước cho tưới tiêu, cho việc thao chua rửa mặn, cho sinh hoạt,…tạo điều kiện thuận lợi cho An Giang sản xuất nông nghiệp được liên tục quanh năm ngay cả trong mùa khô mà không sợ xâm nhập mặn của biển giống như nhiều tỉnh khác tại ĐBSCL, mà còn là nơi giúp An Giang khai thác và nuôi trồng nhiều nguồn lợi thủy sản có giá trị.

2.2.1.4 Tài nguyên khí hậu

An Giang có khí hậu gió mùa xích đạo nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình là 270C, thời tiết hàng năm chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa khô có gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và mùa mưa có gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, lũ tràn về hàng năm từ tháng 7 đến tháng 11, mực nước lũ dâng cao từ 1 – 2 mét.

Do ở vĩ độ thấp nên khí hậu An Giang có những nét giống khí hậu xích đạo: độ cao mặt trời cao, thời gian chiếu sáng dài, số giờ nắng trung bình là 2.520 giờ/năm, khoảng cách giữa hai lần mặt trời lên thiên đỉnh cách xa nhau nên có diễn biến nhiệt độ kiểu xích đạo.

Hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt có tác dụng rất lớn trong việc điều hòa nhiệt độ và độ ẩm.

Nhiệt độ thấp tuyệt đối ở An Giang trong những tháng mùa đông có thể xuống tới 150 – 160C vùng đồng bằng, 130 – 140C ở một số vùng thuộc Bảy Núi, có thể ảnh hưởng tới cây trồng nhưng 5 hay 10 năm mới xảy ra một lần và không duy trì lâu lắm nên chưa gây ra tác hại đáng kể.

Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ở An Giang thường rơi vào những tháng đầu mùa hè, nhiệt độ cao tuyệt đối ở An Giang có thể đạt tới những giá trị rất lớn và trong một số trường hợp đã vượt quá giới hạn sinh lí của nhiều loại cây trồng và vật nuôi. Cũng giống như nhiệt độ tối thấp, ở An Giang

nhiệt độ cao đến mức có hại ấy chỉ xảy ra trong một số giớ ít ỏi trong ngày nên chưa có khả năng gây hại đáng kể.

An Giang nói riêng và Tây Nam Bộ nói chung là khu vực ít có bão của nước ta. Ở đây bão thường xuất hiện vào cuối mùa nên vận tốc không lớn, phạm vi hoạt động nhỏ, ít gây ra những tác hại lớn (bắt đầu tháng 9, kết thúc tháng 12).

Do nhiệt độ quanh năm ít thay đổi nên sự biến đổi của độ ẩm chỉ phụ thuộc vào lượng mưa. An Giang có lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.400 – 1.500mm, lượng mưa trung bình năm ở An Giang tương đối lớn, kết hợp với mạng lưới sông ngòi dày đặc nên vấn đề nước cho sản xuất và đời sống không đáng lo ngại lắm. An Giang có một mùa ẩm ướt (độ ẩm bình quân trên 80,6% cao nhất là vào tháng 9 hoặc tháng 10: 85%) và một mùa khô điển hình (độ ẩm bình quân tháng: 76%, thấp nhất là 74% vào tháng 1 và tháng 3).

Bảng 2.2: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 2008 (oC)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Nhiệt độ 26,5 26,0 28,0 29,5 28,3 28,3 27,4 27,6 28,0 27,4 26,5 26,7 “Nguồn: Niên giám thốngkê tỉnh An Giang, năm 2008”

Bảng 2.3: Lượng mưa các tháng trong năm 2008 (mm)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Lượng mưa 5,4 23,9 18,9 21,2 141,9 169,6 308,7 218,4 156,8 362,8 62,4 3,0 “Nguồn: Niên giám thốngkê tỉnh An Giang, năm 2008”

Bảng 2.4: Độ ẩm trung bình các tháng trong năm 2008 (%)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Độ ẩm 78,0 80,0 82,0 76,0 84,0 85,0 85,0 83,0 82,0 84,0 78,0 78,0 “Nguồn: Niên giám thốngkê tỉnh An Giang, năm 2008”

Bảng 2.5: Lượng mưa trung bình qua các tháng ở một số nơi năm 2008 (mm)

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Tx. Châu Đốc Huyện Tân Châu Vùng Bảy Núi 17 10 28 19 15 14 47 57 30 107 102 107 166 166 185 133 164 105 60 164 175 148 109 210 150 180 260 242 305 228 137 165 143 55 63 45 “Nguồn: Niên giám thốngkê tỉnh An Giang, năm 2008”

Kết lại: Khí hậu An Giang là khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa tương đối lớn, độ ẩm dồi dào thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Sản xuất vụ ba với sự phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh An Giang (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)