Xây dựng quy hoạch và hình thành vùng sản xuất tập trung

Một phần của tài liệu Sản xuất vụ ba với sự phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh An Giang (Trang 102 - 104)

Chương 3: Định hướng và các giải pháp cho sản xuất vụ ba để phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh An Giang

3.3.1Xây dựng quy hoạch và hình thành vùng sản xuất tập trung

Xây dựng quy hoạch và hình thành vùng sản xuất tập trung phải gắn liền với công tác quy hoạch lại hệ thống thủy lợi nội đồng, giao thông nông thôn, đồng thời kết hợp với công nghiệp

chế biến sao cho phù với quá trình đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ để đạt được tốc độ tăng trưởng cao và chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp diễn ra mạnh mẽ hơn. Đáp ứng được yêu cầu cấp bách về gia tăng thu nhập cho người dân của một tỉnh đất chật người đông, nông - lâm nghiệp là lợi thế căn bản để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh theo hướng Công nghiệp hóa - hiện đại hóa; Phù hợp với thực tế chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi đang diễn ra hết sức thành công trên địa bàn các huyện hiện nay; Phù hợp với yêu cầu bức xúc và xu thế đầu tư phát triển đê bao gắn liền với hệ thống giao thông nông thôn (đường là đê) trong giai đoạn trước mắt cũng như sản xuất mang tính bền vững và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế lâu dài khi mà công nghiệp và dịch vụ của tỉnh đã phát triển mạnh, nông nghiệp không còn giữ vai trò trọng yếu trong nền kinh tế như hiện nay thì việc xây dựng quy hoạch và hình thành vùng sản xuất tập trung là sự cần thiết và tất yếu. Nhằm khai thác lợi thế tối đa của từng vùng, phát triển mạnh các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao, có thị trường xuất khẩu ổn định và có nhu cầu lớn về nguyên liệu thay thế nhập khẩu, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác và nông hộ, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn tỉnh. Sản xuất vụ ba của tỉnh bước đầu sẽ được quy hoạch tập trung chủ yếu ở vùng Cù Lao và vùng Tứ Giác Long Xuyên ven sông Hậu: Vùng này với tổng diện tích ước khoảng 170.000 ha (bao gồm cả dự án Bắc Vàm Nao), có lợi thế là cơ sở hạ tầng được đầu tư khá hoàn thiện, nhất là hệ thống thủy lợi và giao thông, gần các cơ sở chế biến, tốc độ đô thị hóa nhanh, lực lượng lao động dồi dào và có trình độ. Nên vùng quy hoạch này có thể chủ động sản xuất bằng nhiều phương án: Nếu trường hợp dự báo giá lúa cao và ổn định, thì diện tích gieo trồng lúa sẽ giảm chậm lại, nhất là lúa Hè Thu và vụ ba, diện tích rau - màusẽ tăng chậm lại. Tuy nhiên, với phương châm chủ động, tích cực đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp, đồng thời hướng tới phát triển một nền nông nghiệp bền vững thì diện tích gieo trồng 3 vụ lúa chỉ ở mức vừa phải và tạo mọi thuận lợi để tập trung thực hiện các mô hình canh tác chuyển đổi như 2 vụ lúa - 1 vụ màu, 1 vụ lúa - 2 vụ màu, chuyên rau màu 3 - 4 vụ, chuyên cây ăn trái, cây ăn trái kết hợp nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi bò, heo thịt và gia cầm (mô hình VAC),…

Để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, cần thực hiện tốt 5 vấn đề: (1) đẩy mạnh ứng dụng chương trình “3 giảm - 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” và xã hội hóa công tác sản xuất giống cộng đồng; (2) tổ chức tốt hệ thống thủy lợi nội đồng và giao thông đồng ruộng để tạo thuận lợi ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng; (3) đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch; (4) tổ chức sớm và nhanh việc xây dựng các mô hình hợp tác thích hợp trên cơ sở tự nguyện, cùng có lợi; (5) tạo ra sản phẩm an toàn chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường gắn với việc xây dựng thương hiệu nông sản hàng hóa.

Xây dựng dự án điểm về mô hình hợp tác sản xuất giống lúa cao sản 1.000 ha - 2.000 ha nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng giống vùng lúa chất lượng cao và cung cấp cho diện tích toàn

tỉnh.

Triển khai thực hiện Dự án phát triển chuỗi rau an toàn gắn kết sản xuất với thị trường ở các vùng chuyên canh rau màu ở huyện Chợ Mới, An Phú, Châu Phú, Phú Tân, Long Xuyên, Châu Thành (2008-2010); tổ chức các tổ sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn quy định tại Quyết định 106/2007/QĐ-BNN, hướng tới theo hướng GAP, gắn với tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp tác xã, doanh nghiệp. Từ năm 2011, tiếp tục nhân rộng mô hình trên vùng chuyên canh rau màu trong tỉnh.

Quy hoạch và xây dựng các vùng chuyên canh màu (bắp, đậu nành, rau dưa các loại,...) nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, xuất khẩu sang Campuchia, làm nguyên liệu chế biến thực phẩm đông lạnh xuất khẩu, chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản,….

Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển nấm rơm giai đoạn 2005-2010 để tạo ra

Một phần của tài liệu Sản xuất vụ ba với sự phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh An Giang (Trang 102 - 104)