Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật – công nghệ và khuyến nông

Một phần của tài liệu Sản xuất vụ ba với sự phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh An Giang (Trang 104 - 110)

Chương 3: Định hướng và các giải pháp cho sản xuất vụ ba để phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh An Giang

3.3.2Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật – công nghệ và khuyến nông

3.3.2 Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật – công nghệ và khuyến nông nông

Tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ có vai trò rất lớn trong việc gia tăng sản lượng và nâng cao hiệu quả sản xuất nói chung và sản xuất nông - lâm nghiệp nói riêng. Vì vậy, việc đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ phải được coi là giải pháp then chốt, hàng đầu và lâu dài của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền nông nghiệp - nông thôn tỉnh An Giang. Giai đoạn trước mắt, cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

3.3.2.1 Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ về giống

Tiếp tục thực hiện “Chương trình giống cây trồng - vật nuôi” của tỉnh, tập trung vào các giống cây con chủ lực, gồm: giống lúa, mè, đậu nành; các giống rau và cây ăn trái, giống bò thịt, giống heo và gia cầm,…theo hướng có năng suất và chất lượng cao, có thời gian sinh trưởng và phát triển phù hợp với từng mô hình sản xuất, có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái của từng tiểu vùng; đặc biệt ưu tiên các giống cây, con có khả năng xuất khẩu, trên cơ sở triển khai đồng bộ các giải pháp cụ thể sau:

- Củng cố và nâng cấp hệ thống các cơ sở nghiên cứu, nhân và cung ứng giống xác nhận (lúa và hoa màu) từ tỉnh xuống đến huyện, xã theo hướng xã hội hóa. Đặc biệt là thường xuyên chuyển giao các lớp huấn luyện về “kỹ năng chọn tạo giống” đồng thời tăng cường liên kết, hợp tác với các viện, trường trong vùng và cả nước.

- Tiếp tục liên kết với các doanh nghiệp đầu tư nguồn vốn và chuyển giao kỹ thuật trong công tác khuyến nông.

- Tăng cường đầu tư kinh phí từ ngân sách cho nghiên cứu, chọn lọc, lai tạo, nhân và kể cả nhập nội các giống cây con tốt.

- Chú trọng đào tạo lực lượng cán bộ giỏi và có chính sách thu hút, đãi ngộ thích đáng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia mạng lưới nhân giống.

3.3.2.2 Tích cực ứng dụng các tiến bộ về kỹ thuật trong canh tác và đẩy nhanh công nghiệp hóa nông nghiệp

* Thực hiện Đề án phát triển trạm bơm điện: chuyển bơm dầu thành bơm điện ở những tiểu vùng bao kiểm soát lũ triệt để, nhằm chủ động tưới tiêu phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Tổng số trạm bơm cần đầu tư xây dựng mới trong giai đoạn (2008-2020) là 735 trạm, chiều dài đường dây kéo mới 235,6 km, điện năng tiêu thụ dự kiến 130 triệu KW, với tổng vốn đầu tư 475 tỷ đồng; trong đó:

+ Giai đoạn (2008-2010), xây dựng 408 trạm, kinh phí: 253 tỷ đồng. + Giai đoạn (2011-2020) đầu tư xây dựng 327 trạm, kinh phí: 222 tỷ đồng.

Kinh phí đầu tư do các đơn vị dịch vụ thủy lợi. Tuy nhiên, khó khăn là ngành điện thiếu nguồn đầu tư phát triển lưới điện đồng bộ theo yêu cầu phát triển.

* Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng, giao thông đồng ruộng: tạo điều kiện thuận lợi ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, thực hiện cơ giới hóa các khâu trong sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từ năm 2008 tiến hành triển khai 11 tiểu dự án thuỷ lợi mẫu kết hợp giao thông đồng ruộng; tỉnh hỗ trợ kinh phí xây dựng dự án, vốn đầu tư huy động dân đóng góp. Và nhân rộng ra trên địa bàn để đến năm 2010 đạt 50 ngàn ha và đến năm 2020 đạt 100 ngàn ha.

* Tiếp tục ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác: Đối với diện tích gieo trồng lúa:

- Sử dụng công cụ sạ hàng, bón phân hợp lý theo bảng so màu lá, áp dụng biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp, hạn chế tối đa sử dụng thuốc trừ sâu cho lúa 40 ngày sau khi sạ, tăng cường sử dụng phân vi sinh và các chế phẩm sinh học…nói cách khác là phải áp dụng triệt để chương trình “ba giảm, ba tăng”, “một phải, năm giảm” trong sản xuất lúa.

- Quản lý dinh dưỡng:

Quản lý dinh dưỡng là biện pháp chủ đạo trong việc cải thiện độ phì của đất. Muốn làm tốt điều này thì trước tiên là phải đánh giá được thành phần dinh dưỡng của đất. Sau đó là tính toán và đo đạt nguồn thu (khoáng hóa, cố định,..), nguồn chi (cây sử dụng, thất thoát,..) để có biện pháp sử dụng phân bón hiệu quả.

Bón phân là biện pháp bù đắp những nguyên tố dinh dưỡng cây trồng lấy đi từ đất một cách tích cực nhất, nhằm duy trì và cải thiện độ phì nhiêu của đất. Sự vùi chất hữu cơ vào đất, đặc biệt kết hợp với phân vô cơ, thường làm sự phân hủy chất hữu cơ nhanh hơn nhờ hoạt động của vi sinh vật được tạo thuận lợi.

Để duy trì độ phì nhiêu đất bằng cách bón phân phải chú ý đến những điều kiện sau: + Phân bón phải bù đắp cho đất những nguyên tố cây đã lấy đi từ đất.

+ Bón phân phải đúng thời gian, đúng liều lượng và đúng cách.

+ Không được sử dụng đơn thuần một loại phân mà phải kết hợp nhiều loại phân bón với nhau.

+ Không chỉ sử dụng hoàn toàn phân khoáng mà phải chú ý bù đắp chất hữu cơ cho đất. - Tuân thủ lịch thời vụ:

Thời gian cắt vụ lúa trong năm phải đủ dài để đất “nghỉ”. Thời gian bỏ hoá đất sẽ giúp cho đất tích luỹ lượng dưỡng chất hữu dụng được tạo ra từ sự khoáng hoá chất hữu cơ và sẽ tạo nên sự gia tăng năng suất có ý nghĩa đối với cây trồng. Năng suất lúa đạt được từ độ phì của nguồn đạm tự nhiên trong đất không thể thay thế bằng cách tăng lượng đạm của phân bón. Bên cạnh đó, cắt vụ còn giúp giảm nguồn lưu tồn và áp lực của dịch hại.

Vài năm trở lại đây, biện pháp xuống giống tập trung, cùng với khuyến cáo kiểm soát rầy nâu và bù lạch trong giai đoạn từ xuống giống đến đẻ nhánh tích cực đã phát huy hiệu quả trong phòng ngừa vàng lùn, lùn xoắn lá trên đồng lúa An Giang. Tuy nhiên, khi có dịch bệnh nghiêm trọng xảy ra phải kiên quyết bỏ vụ. Việc trồng các giống lúa cực ngắn ngày (như OMCS 2000, OMCS1490,..) để rút ngắn thời gian có lúa trên ruộng cũng được xem là giải pháp khả thi. Nhưng, chọn tạo được giống lúa vừa ngắn ngày, vừa cho năng suất và chất lượng cao vẫn đang là thách thức đối với các nhà chọn giống hiện nay.

- Xử lý đất:

Cày xới tự nó không mang lại chất dinh dưỡng cho đất, nhưng nó tạo điều kiện thuận lợi để huy động được các dưỡng chất có sẵn trong đất, cho phép rễ cây có thể hút thu tốt các dưỡng chất đã có. Mỗi loại cây có yêu cầu riêng về làm đất. Việc cày và phơi đất cung cấp những yếu tố cần thiết cho sự khoáng hoá chất hữu cơ và diệt trừ một phần cỏ dại, sâu, bệnh hại lưu tồn từ vụ trước. Cày xới cũng cải thiện chế độ khí của đất, làm cho đất có cấu trúc hợp lý, góp phần nâng cao sức sản xuất của đất.

Nhiều kết quả thí nghiệm cho thấy, cày ải phơi đất trước gieo sạ 3 -4 tuần giúp cải thiện năng suất lúa ba vụ có ý nghĩa. Và tiếp theo đó, kỹ thuật cày vùi rơm rạ có sử dụng vi sinh phân hủy

nhanh làm phân hữu cơ trả lại đồng ruộng và rút nước ruộng ở thời điểm 15 và 30 ngày sau khi sạ để giảm ngộ độc hữu cơ do cày vùi rơm rạ cần được áp dụng rộng rãi.

- Quản lý nước:

Nước nổi cần được tạo điều kiện để tràn lên đồng ruộng. Điều này sẽ giúp đất tăng độ phì do lượng phù sa bồi đắp, giảm ô nhiễm đất, nước do thuốc trừ sâu bệnh và ngăn chặn dịch hại. Bên cạnh đó, nước lên ruộng còn giúp cho thủy sinh động vật phát triển, bảo tồn và tăng đa dạng sinh học trong vùng đê bao.

Để làm được điều này, hệ thống thủy lợi nội đồng (cụ thể là kênh mương, bờ bao, cống bọng, bơm điện,..) phải được hoàn thiện ở từng vùng, tiểu vùng để chủ động điều tiết nước. Nông dân nên tuân thủ canh tác “3 năm 8 vụ” và áp dụng chương trình “1 phải 5 giảm” theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp. Các ngành chức năng cần phối hợp xây dựng kế hoạch và kiên quyết thực hiện biện pháp cho nước nổi tràn đồng luân phiên theo từng vùng, tiểu vùng thuộc thẩm quyền của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Luân canh cây trồng hợp lý:

Nhu cầu về chất dinh dưỡng của các loại cây trồng trong luân canh khác nhau làm cho chế độ dinh dưỡng trong đất không bị mất cân đối. Hệ rễ của các loại cây trồng cũng khác nhau, nên chúng có thể hút được chất dinh dưỡng ở những độ sâu khác nhau, làm cho đất không bị nghèo kiệt dinh dưỡng.

Cây họ đậu là nguồn quan trọng nâng cao lượng đạm trong đất. Nhờ vào sự cộng sinh của vi khuẩn Rhizobium, các vi khuẩn này cố định đạm từ không khí vào trong nốt sần của rễ cây họ đậu. Theo nghiên cứu của Chapman và Myers (1987), rễ của đậu xanh, đậu nành chứa lượng đạm trung bình là 40 kg/ha. Nhiều tác giả cũng đã khẳng định trồng lúa sau vụ trồng cây họ đậu thường cho năng suất cao hơn so với trồng lúa sau vụ trồng không phải là cây họ đậu.

Thí nghiệm gần đây về ảnh hưởng của hệ thống luân canh trên năng suất cây trồng cho thấy năng suất của lúa luân canh với một số cây màu cho năng suất cao hơn so với độc canh lúa. Đặc biệt là năng suất lúa cao nhất trên hệ thống luân canh lúa và khoai lang. Rễ khoai lang có sự kết hợp với vi khuẩn cố định N Azospirillum brasilense, cộng với quá trình xáo trộn đất do lên líp khi trồng và cuốc xới khi thu hoạch có thể đã làm tăng độ hữu dụng của các chất dinh dưỡng trong đất và do đó làm tăng năng suất lúa kế vụ khoai.

Ngoài ra, việc luân canh lúa nước với cây trồng cạn còn giúp hệ sinh vật đất hoạt động tích cực. Phần lớn các hoạt động của sinh vật đất là có lợi do chúng phân huỷ chất hữu cơ để tạo thành chất mùn và do đó tạo các đoàn lạp trong đất giúp đất có cấu trúc tốt. Một số sinh vật đất có

chức năng bảo vệ rễ cây trồng khỏi sự tấn công của nấm bệnh và ký sinh. Một số tạo ra kích thích tố tăng trưởng thực vật (phytohormone) giúp cây mọc tốt. Các vi sinh vật đất còn đóng vai trò thiết yếu trong chu trình đạm trong đất như amôn hoá, nitrat hoá, khử nitrat và cố định đạm.

- Thông tin –tuyên truyền:

Thực tiễn cho thấy, bất kỳ giải pháp nào muốn được nhanh chóng triển khai phải trúng và hợp lòng dân, nhưng quan trọng là nó phải đến được với người dân. Thông tin – tuyên truyền vừa là cầu nối, vừa là công cụ giúp các ngành chức năng và nông dân tìm được tiếng nói chung. Ở đây, mạng lưới khuyến nông mà đặc biệt là đội ngũ khuyến nông viên đóng vai trò hết sức quan trọng. Đội ngũ này đã, đang và sẽ giúp nông dân tiếp cận và thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp; đồng thời cập nhật và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, phương thức sản xuất cho nông dân.

Thực tế sản xuất cho thấy, một số mô hình canh tác luân canh lúa – màu cho lợi nhuận và hiệu quả theo quy mô cao hơn sản xuất độc canh cây lúa. Tuy nhiên, các ngành chức năng cần phải tính toán để đưa ra khuyến cáo phù hợp một khi tỉ trọng cây màu trong cơ cấu cây trồng gia tăng đột biến. Bên cạnh đó, việc khuyến khích và hỗ trợ sản xuất theo các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (VietGap, Global Gap), xây dựng thương hiệu,.. cũng sẽ giúp nông dân tăng thêm thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.

Theo PGS. TS. Nguyễn Bảo Vệ (Đại Học Cần Thơ), có 6 tiêu chí được đặt ra để chọn lựa một hệ thống canh tác đưa vào sản xuất, đó là: Sức sản xuất cao, lời nhiều, ổn định, bền vững, công bằng và tự chủ. Thực tế cho thấy, chọn một hệ thống canh tác thoả mãn cùng lúc 6 tiêu chí không dễ. Tùy vào yêu cầu ở mỗi giai đoạn phát triển của xã hội mà một (hay một số) tiêu chí nào đó được chọn làm chủ đạo. Nông dân là người trực tiếp thực hiện các biện pháp được đặt ra cho đồng đất của mình, nên cần phải thấu đáo tất cả những giải pháp trên.

Hiện nay, một loạt các vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, an ninh lương thực, quan hệ cung – cầu trong kinh tế hội nhập,.. đã đặt ngành nông nghiệp nước nhà đứng trước những thách thức mới, và An Giang cũng không nằm ngoài bối cảnh đó. Ở An Giang, trồng lúa 3 vụ/năm trong đê bao có thể đạt năng suất trên 17 tấn/ha, tuy nhiên, các nghiên cứu mang tính hệ thống về tác động của nó đến khía cạnh kinh tế - xã hội và môi trường còn rất hạn chế. Các giải pháp tổng thể cho vùng canh tác này có thể sẽ đưa mối quan hệ “4 nhà” lên một tầm cao mới, đòi hỏi mỗi “nhà” không ngừng nâng cấp vị thế của mình để thích ứng với môi trường mới.

- Tăng cường đầu tư máy móc, thiết bị để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa trong sản xuất nông - lâm nghiệp, giảm bớt sử dụng lao động thủ công trong quy trình canh tác, nâng cao chất lượng nông sản:

+ Khâu làm đất: Hiện tại, lượng máy cày, máy xới trong tỉnh đủ năng lực đáp ứng yêu cầu làm đất. Từ nay đến đến năm 2020, chỉ sửa chữa thay thế và hiện đại hóa. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách tín dụng, hỗ trợ vốn vay cho các thành phần kinh tế đầu tư thay thế và hiện đại hóa máy móc khâu làm đất.

+ Khâu gieo sạ lúa: Khuyến khích các Hợp tác xã và nông dân sử dụng công cụ gieo hàng để giảm lượng giống sạ bình quân 1 ha từ 100 -120 kg, tạo điều kiện thuận lợi trong tưới tiêu, làm cỏ, bón phân nhằm giảm chi phí sản xuất đầu vào cho nông dân. Phấn đấu đạt 90% diện tích sạ lúa theo hàng.

+ Khâu bơm tưới: Phấn đấu đầu tư hoàn chỉnh hệ thống trạm bơm điện kết hợp với tăng cường hệ thống bơm dầu để chủ động tưới tiêu trên toàn bộ diện tích canh tác, góp phần ổn định sản xuất và đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu mùa vụ trên từng tiểu vùng sinh thái.

+ Khâu thu hoạch (gặt đập): Đây là khâu có tỉ lệ cơ giới hóa đang ở mức thấp và thường xảy ra tình trạng thiếu lao động trong thời điểm thu họach tập trung. Hầu hết các loại máy gặt đập hiện có trên thị trường chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, năng suất và hiệu quả còn thấp, giá bán cao, nên người dân chưa chấp nhận sử dụng. Vì vậy, đi đôi với việc cần xúc tiến nghiên cứu, chế tạo các loại máy mới, cần tiếp tục cải tiến kỹ thuật, giảm giá thành các loại máy hiện có, đồng thời có chính sách khuyến khích trang trại và các Hợp tác xã sử dụng các máy gặt đập phục vụ tại chỗ và làm dịch vụ cho các đối tượng khác. Phấn đấu đạt 30% -50% diện tích gieo trồng thu hoạch bằng máy.

+ Khâu phơi, sấy lúa: Thời gian qua, cùng với sự hỗ trợ của Chương trình DANIDA và các viện, trường, tỉnh An Giang đã tích cực thực hiện chương trình đầu tư máy sấy lúa với phương thức cho vay với lãi suất 0% trả dần trong 3 năm nhưng kết quả đạt được còn hạn chế. Vì vậy, đi đôi với khuyến khích người dân sử dụng sân phơi kết hợp lều nilon, chương trình máy sấy của tỉnh cần tập trung vào các giải pháp cụ thể sau:

 Các nhà sản xuất máy sấy cần tiếp tục hạ giá thành hệ thống quạt, cải tiến công nghệ để nâng cao chất lượng sấy và cải tiến mẫu mã để người dân chấp nhận.

Một phần của tài liệu Sản xuất vụ ba với sự phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh An Giang (Trang 104 - 110)