Giới thiệu chung về AnGiang

Một phần của tài liệu Sản xuất vụ ba với sự phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh An Giang (Trang 28 - 30)

Chương 2: Hiện trạng phát triển nông nghiệp và sản xuất vụ ba ở tỉnh An Giang

2.1Giới thiệu chung về AnGiang

An Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Có tọa độ địa lí giới hạn từ 10012’ đến 10057’ Vĩ Bắc và 104046’ đến 105035’ Kinh Đông. Diện tích khoảng 3.424 Km2.

Về ranh giới, An Giang giáp các tỉnh và quốc gia:

Phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia dài 104 km (theo hiệp ước hoạch định biên giới Việt Nam – Campuchia ký ngày 27-12-1985).

Phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang dài 69,789 km. Phía Nam giáp thành phố Cần Thơ dài 44,734 km. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp dài 107,628 km.

Với vị trí như trên, cho thấy An Giang nằm gần với đường xích đạo, nên quá trình diễn biến của nhiệt độ cũng như lượng mưa đều giống với khí hậu xích đạo cho nên nhiệt độ trung bình năm tại An Giang không những cao mà còn rất ổn định, khoảng 270C. Đồng thời là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long (phần hạ lưu của hệ thống sông MêKông khi chảy vào lãnh thổ nước ta). Nên hàng năm được bồi đắp thêm phù sa cho châu thổ làm cho đất đai ở An Giang càng thêm màu mỡ và cung cấp một lượng nước ngọt dồi dào hầu như quanh năm rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.

Nằm trên trục giao thông của tam giác kinh tế lớn là: Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và Thủ đô Phnôm Pênh (Campuchia), An Giang còn sở hữu nhiều cửa khẩu quốc gia, quốc tế quan trọng bao gồm cả đường bộ lẫn thủy như: Xuân Tô (Tịnh Biên), Long Bình, Vĩnh Xương, Khánh Bình (An Phú). Bước đầu đã tạo thuận lợi cho quá trình hội nhập phát triển kinh tế - xã hội với các nước trong khu vực và nhất là mở rộng và trao đổi hàng hóa nông sản trực tiếp với nước bạn Campuchia cũng như các tỉnh ở đồng bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

Cũng như các tỉnh ĐBSCL, vai trò của ngành sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế An Giang là rất to lớn và quan trọng. Với diện tích đất nông nghiệp trên 280 ngàn ha, diện tích gieo trồng hàng năm đứng đầu ĐBSCL và gần 80% dân số toàn tỉnh đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Cộng với những điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc nuôi thủy sản nước ngọt, đặc biệt là cá

da trơn, đã đưa An Giang trở thành tỉnh có sản lượng lương thực và thủy sản nước ngọt lớn nhất cả nước. Năm 2008, tổng sản lượng lương thực trên 3,6 triệu tấn và tổng sản lượng thủy sản nước ngọt nuôi và khai thác trên 315 nghìn tấn, giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế chiếm đến 36,8%. Và ngành nông nghiệp luôn chiếm nhiều ngoại tệ nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng của tỉnh, đạt gần 660 triệu USD trong tổng số 750 triệu USD toàn tỉnh năm 2008 đã góp phần đưa mức tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh đạt khá cao trên 14% so với mức tăng trưởng trung bình của cả nước là 6,5%, và đứng thứ 3 trên 13 tỉnh thành ĐBSCL. Những kết quả trên đã chứng minh được rằng An Giang là tỉnh nông nghiệp hàng đầu cả nước. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay mức thu nhập của bà con nông dân ở nông thôn còn thấp khoảng 10,16 triệu đồng/người/năm tương đương (846 ngàn đồng/người/tháng), xấp xỉ thu nhập bình quân khu vực nông thôn cả nước. Với mức thu nhập như thế thì không xứng tầm với tiềm năng sẳn có. Vì vậy, để phát huy vai trò, lợi thế của một tỉnh nông nghiệp trong bước đường phát triển Công nghiệp hóa - hiện đại hóa khi mà chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta từ cấp Trung ương đến địa phương đều xác định nông nghiệp, lương thực là nền tảng và là mặt trận hàng đầu, nông dân là chủ thể của quá trình đổi mới và nông thôn là địa bàn chiến lược. Do đó, đòi hỏi lãnh đạo tỉnh và các sở ban ngành hữu quan cần phải có những chính sách, phương hướng và giải pháp để phát triển nông nghiệp ổn định và bền vững.[4], [24]

Hình 2.1 Lược đồ ranh giới hành chính tỉnh An Giang

Một phần của tài liệu Sản xuất vụ ba với sự phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh An Giang (Trang 28 - 30)