ĐỊA LÝ KINH TẾ-XÃ HỘI 2.1 Vài nét về tỉnh Long An

Một phần của tài liệu Tác động của quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội (Trang 37 - 42)

- K ết cấu dân số theo nghề nghiệp

ĐỊA LÝ KINH TẾ-XÃ HỘI 2.1 Vài nét về tỉnh Long An

Long An là một tỉnh thuộc Đồng bằng sơng Cửu Long - một vùng quan trọng của cả nước. Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và nước Campuchia, Đơng giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang và phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp. Long An nằm từ kinh độ 105030’30'' đến kinh độ 106047’02'' Đơng, vĩ độ 10023’40'' đến vĩđộ 11002’00'' Bắc.

Long An cĩ diện tích tự nhiên 4.491,221 km2, là cửa ngõ phía Tây của TP.HCM và là một tỉnh nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, thơng thương với ĐBSCL - đồng bằng lớn nhất Việt Nam. Long An cĩ đường biên giới với Campuchia dài 137,7 km cộng với hệ thống sơng Vàm CỏĐơng, Vàm Cỏ Tây hợp nhau thành sơng Vàm Cỏ, chạy dài từ biên giới Campuchia đổ ra cửa biển Sồi Rạp tạo cho Long An cĩ một vị trí địa lý hết sức quan trọng đối với nền kinh tế và quốc phịng. Do là một tỉnh thuộc ĐBSCL lại nằm trong địa bàn vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam nên Long An chịu những tác động, ảnh hưởng sâu sắc của quá trình phát triển KT - XH ở hai vùng kinh tế lớn của đất nước.

Tính đến năm 2007, Long An cĩ dân số là 1.434.506 người, mật độ dân số bình quân là 319 người/km2. Trong 14 huyện thị, huyện Đức Hịa cĩ dân số trung bình cao nhất 206.519 người, huyện Tân Hưng cĩ dân số thấp nhất khoảng 44.369 người. Tỉ lệ dân thành thị trung bình của tỉnh là 17,4% trong tổng số dân. Tỉ lệ tăng tự nhiên 1,1%. Dự báo dân số Long An đến năm 2010 đạt khoảng 1,51 triệu người và đến năm 2020 khoảng 1,71 triệu người.

Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Long An ngày càng cao và vượt mức bình quân của cả nước. Tổng sản phẩm trong tỉnh tiếp tục gia tăng. Thu nhập bình quân theo đầu người khơng ngừng tăng lên. Trong năm 2008 thu nhập bình quân đầu người theo giá trị thực tếđạt 17,38 triệu đồng.

Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An giai đoạn 2001 - 2008 14.5 13.5 11.2 9.4 0 2 4 6 8 10 12 14 16 2001 - 2005 2006 2007 2008 Năm % Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế cĩ sự chuyển biến tích cực theo hướng giảm dần tỉ trọng NLTS và tăng dần tỉ trọng CN - XD, DV. Sự chuyển dịch này mang lại một sắc thái mới cho nền kinh tế của tỉnh, vừa mang xu thế thời đại, vừa tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người lao động và tăng thu nhập dân cư. Tuy nhiên, đến năm 2008, cơ cấu kinh tế chuyển dịch ngược chiều. Nguyên nhân chính là do sự gia tăng nhanh về sản lượng nơng nghiệp và biến động giá nơng sản tăng mạnh hơn giá sản phẩm cơng nghiệp.

Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế tỉnh Long An, giai đoạn 2001 - 2008

Đơn vị: % Cơ cấu ngành 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 NLTS CN - XD DV 46,52 24,29 29,19 47,98 21,97 30,05 44,92 25,23 29,85 43,14 27,20 29,66 42,20 28,31 29,49 38,37 31,90 29,73 36,13 33,74 30,13 38,80 32,60 28,60

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Long An năm 2003, 2007 và Báo cáo kinh tế - xã hội của UNND tỉnh Long An năm 2008.

Tồn tỉnh hiện cĩ 18 khu cơng nghiệp với tổng diện tích là 7.719 ha và 43 cụm cơng nghiệp với tổng diện tích là 6.350 ha. Dự án cĩ vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi tiếp tục gia tăng: Năm 2008, cấp mới 65 dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi với vốn đầu tư gần 1.000 triệu USD. Do đĩ, mức tăng trưởng của khu vực CN - XD chủ yếu là do sựđĩng gĩp của khu vực cĩ vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) chiếm tỷ trọng khoảng 65 %.

2.2. Khái quát huyện Cần Giuộc, Cần Đước

2.2.1. Điều kiện tự nhiên 2.2.1.1. Vị trí địa lý 2.2.1.1. Vị trí địa lý

Cần Giuộc cĩ diện tích 210,1980 km2 (chiếm 4,68% diện tích tỉnh Long An); Cần Đước cĩ diện tích 218,2839 km2 (chiếm 4,86% diện tích tỉnh Long An). Đây là hai huyện thuộc vùng hạ nằm ở phía Đơng Nam của tỉnh Long An.

Phía Bắc của huyện Cần Giuộc giáp huyện Bình Chánh - TPHCM, phía Đơng giáp huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ TPHCM. Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Cần Đước. Phía Tây giáp huyện Bến Lức.

Huyện Cần Đước cĩ phía Bắc giáp huyện Bến Lức, Cần Giuộc; phía Đơng giáp huyện Cần Giuộc và một phần được bao bọc bởi sơng Rạch Cát và Sồi Rạp; phía Nam được bao bọc bởi sơng Vàm Cỏ tiếp giáp với huyện Gị Cơng Đơng - tỉnh Tiền Giang; phía Tây giáp huyện Tân Trụ và huyện Châu Thành.

Với vị trí địa lý như trên, Cần Giuộc, Cần Đước cĩ nhiều lợi thế để phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH và sản xuất hàng hĩa. Tuyến quốc lộ 50 từ TP.HCM qua Cần Đước tới Gị Cơng là cửa ngõ của TPHCM tới các tỉnh ĐBSCL, tới biển Đơng qua cửa sơng Sồi Rạp và hệ thống đường thủy thơng thương với các tỉnh phía Nam, tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận nhanh với tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nơng nghiệp, cơng nghiệp và mở rộng thị trường tiêu thụ nơng sản, đặc biệt là nơng sản tươi sống mà TPHCM là thị trường tiêu lớn nhất và tác động mạnh nhất.

2.2.1.2. Địa hình

Cần Giuộc, Cần Đước cùng nằm trong khu vực thấp của tỉnh Long An và gần biển, nên địa hình của huyện mang đặc điểm chung của vùng đồng bằng gần biển là

địa hình khá bằng phẳng và hơi nghiêng về phía Đơng. Cũng do gần biển, trên địa bàn huyện cĩ hệ thống kênh rạch nhiều, nên bề mặt bị chia cắt. Độ cao trung bình so với mực nước biển là 0,8 m; thoải dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam.

Cả hai huyện đều chia địa bàn thành 2 tiểu vùng: tiểu vùng thượng và tiểu vùng hạ. Vùng thượng cĩ địa hình tương đối bằng phẳng, do xa biển nên khơng bị ngập bởi thủy triều. Địa hình vùng hạ ít bằng phẳng và thấp hơn vùng thượng, gần biển, gần cửa sơng nên một số lãnh thổ vùng hạ chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều, đất bị nhiễm mặn mạnh.

2.2.1.3. Thổ nhưỡng

Cùng nằm ở vùng hạ của tỉnh Long An nên thổ nhưỡng của hai huyện cĩ những nét tương đồng. Cả hai đều cĩ 4 nhĩm đất chính:

- Nhĩm đất phù sa ngọt: Đây là loại đất phát triển từ vật liệu phù sa mới, cĩ địa hình khá cao, tầng đất sâu, cĩ tính cơ học tương đối cao, cĩ hàm lượng dinh dưỡng khá. Thích hợp cho trồng lúa 2 - 3 vụ, rau màu và hoa quả. Tập trung chủ yếu phía Bắc của huyện . Nhĩm đất này Cần Giuộc cĩ 6.594 ha (chiếm 34,45 % diện tích tự nhiên), Cần Đước cĩ 5.060, 84 ha (chiếm 23,23% diện tích tự nhiên).

- Nhĩm đất phù sa nhiễm mặn: Đất cĩ tính cơ học khá, hàm lượng dinh dưỡng tương đối, thốt nước tốt nhưng bị nhiễm mặn trong mùa khơ. Do đĩ, trong sản xuất cần cĩ giải pháp để duy trì độ ẩm trong mùa khơ, hạn chế bốc mặn gây ảnh hưởng đến cây trồng. Nhĩm đất này, Cần Giuộc cĩ 3.329 ha (chiếm 17,4% diện tích tự nhiên) và phân bố ở phía Đơng sơng Cần Giuộc; Cần Đước cĩ 4.183,45 ha (chiếm 19,21% diện tích tự nhiên), phân bố chủ yếu ở trung tâm và rải rác ở phía Đơng - Nam của huyện.

- Nhĩm đất phèn khơng nhiễm mặn: Đất đang phát triển, tầng đất mặt ít được tích lũy chất hữu cơ, đất cĩ tính cơ học kém. Đất này thích nghi với cây lúa. Nhĩm đất này Cần Giuộc cĩ 1.039 ha (chiếm 5,4% diện tích tự nhiên), phân bố ở phía Nam; Cần Đước cĩ 1.399,85 ha (chiếm 6,43% diện tích tự nhiên), phân bố chủ yếu ở phía Tây Bắc dọc sơng Vàm Cỏ.

- Nhĩm đất phèn nhiễm mặn: Đất cĩ hàm lượng dinh dưỡng khá, thích hợp với trồng lúa 1 vụ và phát triển thủy sản. Nhĩm đất này Cần Giuộc cĩ 6.049 ha (chiếm 31,6% diện tích tự nhiên), phân bố ở phía Đơng của huyện; Cần Đước cĩ 7.750,42 ha (chiếm 35,59% diện tích tự nhiên), phân bố chủ yếu ở phía Nam và Đơng Nam.

2.2.1.4. Khí hậu

Cần Giuộc, Cần Đước nằm trong vùng nhiệt đới giĩ mùa, cĩ nền nhiệt độcao, ánh sáng dồi dào, thời gian bức xạ dài, biên độ nhiệt ngày đêm và giữa các

Một phần của tài liệu Tác động của quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội (Trang 37 - 42)