Các quan điểm về chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng trong thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 72 - 73)

- Đường vành đai III và cầu Thanh Trì: Cầu Thanh Trì đã chính thức khởi công đã bàn giao 75,4 ha/ 151 ha đất thu hồi, chi trả 47,3 tỷ

CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY NHANH CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG

3.1.1. Các quan điểm về chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng.

Xuất phát từ thực tiễn đền bù giải phóng mặt bằng ở Hà Nội thời gian qua, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng hiện nay cần phải được xây dựng dựa trên những quan điểm sau:

Một là: Chính sách đền bù giải phóng mặt bằng là một chính sách tổng hợp và phức tạp liên quan tới các mặt kinh tế- xã hội, nó đụng chạm đến lợi ích của rất nhiều bên tham dự và diễn ra trong điều kiện kinh tế thị trường, bởi vậy chính sách đền bù giải phóng mặt bằng phải đảm bảo giải quyết hài hoà giữa các lợi ích của người bị thu hồi đất, người được giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư đã được Nhà nước phê duyệt và lợi ích Nhà nước – lợi ích toàn dân; giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Hai là: Chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng cần phải được đặt trong tổng thể đồng bộ và có mối quan hệ chặt chẽ với các chính sách quản lý kinh tế xã hội nói chung và chính sách quản lý đất đai nói riêng như chính sách cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, chính sách bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê, chính sách mua bán và kinh doanh nhà, chính sách thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất khi giao đất tiền thuê đất, chính sách đối với người có công, Luật dân sự (về quyền sở hữu tài sản, quyền thừa kế, chuyển nhượng tài sản, chấm dứt quyền sở hữu tài sản…), Luật lao động (về quyền được lao động bình đẳng, quyền được lao động, trợ cấp ngừng việc…) nếu không sẽ không giải quyết được triệt để những vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Ba là: Xét về góc độ chuyển dịch đất đai thì việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất là một dạng chuyển dịch đặc biệt, trong đó người bị thu hồi đất không có nhu cầu chuyển nhượng đất đang sử dụng (bị Nhà nước ra quyết định thu hồi), còn người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án

đầu tư thì lại có nhu cầu cần bất động sản này, mặt khác, người bị thu hồi đất còn gặp phải sự xáo trộn rất lớn của bản thân và gia đình nếu phải di chuyển chỗ ở (đối với đất đang ở) hoặc bị mất tư liệu sản xuất chủ yếu (đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp đang canh tác). Do đó, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng cần đảm bảo cho người bị thu hồi đất tạo lập được việc làm mới để có cuộc sống mới tại nơi cư trú mới ít nhất phải tương đương với cuộc sống tại nơi cũ bị thu hồi.

Bốn là: Theo Luật đất đai 1993 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1999 và năm 2001 thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân cho Nhà nước thống nhất quản lý bằng cả biện pháp hành chính và biện pháp kinh tế thay thế cho việc quản lý duy nhất bằng biện pháp hành chính trước đây. Vấn đề cơ bản và trung tâm là: Nhà nước thừa nhận đất đai có giá, thực hiện cơ chế quản lý tài chính về đất đai nhằm sử dụng đất đai tiết kiệm, có hiệu quả, biến nguồn tài chính tiềm năng từ tài nguyên đất đai - trở thành nguồn tài chính hiện thực, nguồn vốn cho các dự án đầu tư phát triển, đồng thời cũng phải đảm bảo lợi ích cho người có đất đang sử dụng bị thu hồi.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng trong thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w