Giá đền bù giải phóng mặt bằng:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng trong thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 52 - 57)

Theo Quyết định số 33/1998/ ngày 10/9/1998 của UBND Thành phố Hà Nội về sửa đổi giá đất nông nghiệp, lâm nghiệp ở Hà Nội.

+ Đền bù đất nông nghiệp:

Với đất nông nghiệp cho trồng cây hàng năm và cho nuôi thuỷ sản. 1, Đất hạng 1: 19.300 đ/m2

2, Đất hạng 2: 16.100đ/m2 3, Đất hạng 3: 13.000đ/m2 4, Đất hạng 4: 4.700đ/m2 5, Đất hạng 5: 1.300đ/m2

VỚI ĐẤT TRỒNG CÂY LÂU NĂM, ĐẤT LÂM NGHIỆP

1, Đất hạng 1: 14.000đ/m2 2, Đất hạng 2: 11.900đ/m2 3, Đất hạng 3: 8.500đ/m2 4, Đất hạng 4: 4.300đ/m2 5, Đất hạng 5: 1.200đ/m2.

+ Hỗ trợ đầo tạo chuyển nghề: 13.200đ/m2

+ Đền bù cho cây cối, hoa màu, kiến trúc: theo thực tế thời điểm thoả thuận.

+ Với huyện Gia Lâm giá đất đền bù có hệ số k=2,0. - Phân tích cơ chế đền bù giải phóng mặt bằng của dự án.

Qua số liệu thống kê, đo đạc thực tế và phân loại đối tượng đền bù giải phóng mặt bằng cho thấy:

+ Không có việc phải di chuyển dân cư khi xây dựng các hạng mục công trình của dự án, bởi vậy vấn đề tái định cư không cần đề cập đến trong việc đền bù giải phóng mặt bằng.

+ Việc đền bù giải phóng mặt bằng cho đối tượng là đất vườn, đất có công trình kiến trúc sẽ theo thực tế thoả thuận thời điểm thực hiện dự án.

Bởi vậy trong dự án giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi tính kinh phí đền bù theo mặt bằng giá tháng 11/2002.

+Với đối tượng đền bù giải phóng mặt bằng là đất nông nghiệp.

- Đất giải phóng mặt bằng tạm thời khi thi công công trình sẽ tính kinh phí đền bù theo thời điểm thực hiện dự án.

- Đất giải phóng mặt bằng vĩnh viễn cho công trình được đền bù theo cơ chế chính sách của Quyết định số 33/1998-UB ngày 10/9/1998 của UBND Thành phố Hà Nội.

- Dự án tạm tính giá đền bù cho đất nông nghiệp vùng dự án thuộc hạng 1.

Với 29,5 ha cho xây dựng hồ Điều hoà

. Chưa có những quyết định rõ ràng về thiết kế xây dựng. . Phương án kỹ thuật là nạo vét bảo tồn .

Kinh phí đền bù Giải phóng mặt bằng trạm bơm tiêu Long Biên .

- Đất nông nghiệp giải phóng mặt bằng vĩnh viễn cho xây dựng công trình:

+Khu trạm bơm tiêu đầu mối Long Biên: 24.478 m2 +Kênh hút trạm bơm tiêu Long Biên: 8.520 m2. +Kênh xả trạm bơm tiêu Long Biên : 35.000 m2. +Kênh tiêu trục Quốc Lộ 5: 66.196 m2.

+Kênh tiêu trục Càng Cua : 24.448 m2. +Kênh tiêu trục Bồ Đề: 20.900 m2. +Kênh tiêu nhánh Nội Đô: 0 m2.

Cộng :179.542 m2.

- Đất thổ cư có công trình kiến trúc: +Kênh tiêu trục Quốc Lộ 5: 114 m2. +Kênh trục Càng Cua: 55 m2.

Cộng:169 m2

- Công trình kiến trúc cần giải phóng mặt bằng +Kênh tiêu trục Quốc Lộ 5: Nhà mái bằng2 tầng:1 Nhà mái bằng 1 tầng:3 Nhà ngói:1

+Kênh tiêu trục Càng Cua: Công trình công cộng . *Kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng

- Cho đất nông nghiệp hạng 1,trồng cây hàng năm,nuôi trồng thuỷ sản . Đất:179.542 m2x19.300đ/m2 = 3.465.406.000 đ Hỗ trợ:179.542 m2x13.200đ/m2 = 2.369.954.000 đ Cộng: 5.835.060.000 đ Hệ số k=2,0 Tổng cộng:11.670.120.000 đ - Đất cho thổ cư 169 m2 x 3.000.000 đ/m2 = 507.000.000 đ

*Tổng kinh phí cho đền bù giải phóng mặt bằng dự án trạm bơm tiêu Long Biên, trích cho các hạng mục công trình :

+Trạm bơm đầu mối +Kênh hút (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Kênh xả

+kênh trục chính Quốc Lộ 5, Bồ Đề, Càng Cua. + Kênh tiêu nhánh Nội Đô

Tạm tính: 12.177.000.000 đ.

2.4. Kết quả thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2002. trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2002.

Bên cạnh các Nghị định của Chính phủ như Nghị định 90/CP ngày 17/8/1994, NĐ 87/CP ngày 17/8/1994, NĐ 17CP ngày 21/3/1998, NĐ 22/CP ngày 24/4/1998, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản vế đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất như Quyết định số 345/QĐ-UB ngày

20/9/1995,QĐ số 3528/ QĐ-UB ngày 13/9/1997,QĐ số 20/1998/QĐ-UB ngày 30/6/1998…

Hiện nay, sự phát triển của nền kinh tế ở nước ta nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng đều được thực hiện thông qua các dự án đầu tư, trong đó có dự án “Sửa đổi bổ sung nghị định 22/ CP nâng cao năng lực thể chế trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư”.

Giải phóng mặt bằng là một khâu quan trọng và có tính đặc thù trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư, không những ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến tiến độ đầu tư mà còn liên quan đến công tác ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội tại địa phương.

Xác định ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giải phóng mặt bằng, ngày 13/7/2000, Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố khoá XII đã ra Nghị quyết số 20/NQQ- TƯ, Hội đồng nhân dân Thành phố có Nghị quyết số 09/2000/NQ- HĐ ngày 21/7/2000 về công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

Quá trình phát triển kinh tế xã hội thủ đô trong giai đoạn hiện nay đã làm gia tăng nhu cầu nâng cấp, phát triển nâng cấp các công trình hạ tầng cơ sở, khu công nghiệp, dịch vụ, khu đô thị mới…. đòi hỏi hàng năm phải cần một số lượng lớn tiền vốn, đất đai để thực hiện. Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1447/ QĐ - TTg ngày 9/01/2001 thì từ năm 2000 – 2010, Thành phố phải chuyển mục đích sử dụng 10.906 ha đất nông nghiệp( bình quân 1090 ha đất/năm) để phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ.

Do vậy, công tác bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng là công tác thường xuyên khó khăn và phức tạp.

Sau đây là kết quả thực hiện công tác giải phóng mặt bằng năm 2002- năm giao thông, văn minh đô thị và đồng khởi về công tác giải phóng mặt bằng

2.4.1 Về khối lượng giải phóng mặt bằng đạt được trong năm 2002: năm 2002 công tác giải phóng mặt bằng tiếp tục chuyển biến theo hướng năm 2002 công tác giải phóng mặt bằng tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực, đạt kết quả cao hơn những năm trước.

Năm 2002 số dự án có liên quan đến giải phóng mặt bằng là 407 dự án, tăng so với năm 2000 là 192% và năm 2001 là 16% diện tích đất thu hồi 2770 ha, tăng 88% so với năm 2001 và gấp 3,2 lần so với năm 2000, liên quan đến trên 55000 hộ trong đó phải bố trí nơi ở mới cho trên 13000 hộ.

Trong số 407 dự án có 322 dự án có đến thời điểm 30/9 đủ điều kiện thủ tục hành chính chiếm 79,1% với diện tích 1456 ha. Kết quả thực hiện đã điều tra khảo sát 34333 hộ trên diện tích 2210 ha, thẩm định và phê duyệt chính sách được 309 dự án đạt 95,9% , đã bàn giao mặt bằng 165/ 302 dự án đạt 51,7 % so với dự án đủ điều kiện giải phóng mặt bằng, bồi thường thiệt hại cho 23454 hộ với kinh phí đã chi trả tính đến 15/12 khoảng 873 tỷ đồng, Bộ tài chính chấp thuận kéo dài thời gian thanh toán nên năm 2002 ước đạt 1150 tỷ đồng, đạt 76,7%, bố trí tái định cư được 1090 hộ (Biểu 5)

Các dự án trọng điểm tiến độ giải phóng mặt bằng tăng cao như:

+ Khu liên hợp thể thao Quốc gia : Dự án đã hoàn thành giải phóng mặt bằng giai đoạn I, bàn giao 92 ha/ 131 ha đất thu hồi, chi trả 85, 2 tỷ đồng cho 1200 hộ bố trí tái định cư được.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng trong thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 52 - 57)