Điều kiện tự nhiên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng trong thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 26 - 28)

THÀNH PHỐ HÀ NỘ

2.1.1. Điều kiện tự nhiên.

a. Vị trí địa lý.

Thành phố Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong khoảng toạ độ địa lý từ 20054’ đến 21022’ vĩ độ Bắc, từ 105042’ đến 106oOO’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên. Phía Đông giáp tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, phía Nam giáp tỉnh Hà Tây, phía Tây giáp tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc. Vị trí này rất thuận lợi do ở giữa đồng bằng đông dân, trù phú. Có các đầu mối giao thông trọng yếu, là nơi quy tụ và toả rộng của mạng lưới giao thông, là vị trí chính giữa Bắc-Nam-Đông-Tây, chỗ hội tụ của bốn phương.

b. Địa hình, địa mạo

- Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng độ cao trung bình 5 –20 m so với mực nước biển. Khu vực đội núi phía Bắc và Tây Bắc của huyện Sóc sơn độ cao 20-400m với đỉnh cao nhất là núi Chân Chim 462m. Nhìn chung địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.

- Các vùng địa hình:

+Vùng đồi núi độ dốc trên 80 cao trung bình 50-100m gồm 2 tiểu vùng:tiểu vùng núi và tiểu vùng đồi.

+ Vùng đồng bằng cao trung bình 4-10m gồm 3 tiểu vùng:tiểu vùng thềm tích tụ, tiểu vùng đồng bằng tích tụ, tiểu vùng bồi tích sông hiện đại.

- Vùng dồi núi chỉ thích hợp cho việc phát triển các cây trồng lâm nghiệp. Vùng đồng bằng có thể phát triển tốt các cây lương thực, rau màu và cây công nghiệp.

Do cấu tạo địa chất nên phía Tây quốc lộ 1 đất có khả năng chịu nến tốt, phía Nam nền đất yếu hơn nên xây dựng nền móng cho công trình cũng tốn kém hơn.

c. Khí hậu.

- Nhiệt đới gió mùa với 2 mùa chủ yếu trong năm:Mùa nóng và mùa lạnh. Các tháng 4, 10 được coi như những tháng chuyển tiếp tạo cho Hà Nội có 4 mùa:Xuân, Hạ, Thu, Đông.

- Nhiệt độ trung bình năm 23,90c. Nắng trung bình năm 1.640 giờ. Bức xạ mặt trời trung bình 4.272 kcal/m2/tháng. Lượng mưa trung bình năm 1600-1700 mm. Lượng bốc hơi trung bình năm 938 mm. Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm 80-88%. Trong năm có 2 mùa gió chính :gió mùa đông nam và gió mùa đông bắc. Hàng năn chịu ảnh hưởng trực tiếp của khoảng5-7 cơn bão. Bão mạnh nhất lên đến cấp 9, cấp 10 làm đổ cây cối và gây thiệt hại lớn cho mùa màng. Bão thường trùng với thời kỳ mùa nước sông Hồng lên cao, đe doạ không chỉ sản xuất nông nghiệp mà cả đời sống của người dân.

Do chịu tác động mạnh của gió mùa nên khí hậu Hà Nội biến động bất thường, ảnh hưởng sâu sắc đến mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp và cả qúa trình sinh trưởng của các loại cây.Hà Nội có mùa đông lạnh và khô nhưng chỉ trong thời gian ngắn đầu mùa đông, đầu mùa xuân nhiệt độ không khí đã ấm lên, có mưa phùn nên nhiệt độ cao, phù hợp với các loại cây rau, quả ôn đới phát triển. Nếu đảm bảo được các điều kiện vật tư, kỹ thuật có thể phát triển cây vụ đông rải rộng trên diện tích đất nông nghiệp của Hà Nội.

d. Thuỷ văn.

1. Mạng lưới thuỷ văn.

– Hệ thống sông Hồng:Khá dày đặc, có mật độ 0,5 km/km2.Các sông lớn:Sông Hồng, Sông Đuống, Sông Cầu, Sông Nhuệ, Sông Tô Lịch…

- Hồ, đầm:Có nhiều hồ, đầm tự nhiênvới tổng diện tích hiện nay gồm khoảng 3.600 ha. Các hồ , đầm lớn có :Hồ Tây, Hồ Bảy Mẫu, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Linh Đàm…

2. Chế độ thuỷ văn.

Các sông ở Hà Nội có 4 mùa rõ rệt: Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, mùa cạn từ tháng 11 đến tháng 5.

- Đặc điểm thuỷ chế của một số sông lớn:

+ Sông Hồng: Lưu lượng nước trung bình năm khoảng 1.220*109 m3 trong đó mùa lũ lưu lượng nước chiếm tới 72,5% vào tháng 7 mực nước trung bình là 9,2m, lưu lượng là 5.990m3/s trong khi đó mực nước trung bình của năm là 5,3m vơi lưu lượng 2.309 m3/s. Nước lũ của sông Hồng là một hiểm hoạ đối với người dân, đối với các công trình xây dựng và đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Trong mùa lũ nước sông Hồng lên rất to, có nơi mặt sông Hồng rộng đến 2-3 km, mực nước sông cao hơn mặt ruộng đến 7-8 m. Vào mùa cạn mực nước trung bình là 3,06 m với lưu lượng 927 m3/s.

+ Sông Đuống:Là một chi lưu của sông Hồng vì vậy khi nước sông Hồng lên tothì nước sông Đuống cũng lên to. Tỷ lệ nước sông Hồng chảy vào sông Đuống khoảng 30%. Mực nước trung bình là 9,01 m với lưu lượng 3.027m3/s. Mực nước lớn nhất ở Thượng Cát là 13,68m, vùng cạn mực nước là 3,44 m với lưu lượng là 277m3/s.

+ Sông Cầu:Mực nước trong mùa lũ từ 3 – 5 m vào mùa cạn mực nước xuống thấp hơn mặt ruộng.

+ Sông Nhuệ:Lưu lượng ở đầu nguồn từ 26- 150 m3/s, mực nước ở hạ lưu đập Hà Đông từ 4,5- 5,2 m.

- Các hồ, đầm:Phần lớn các hồ đầm trong nội thành là hồ tụ, đọng bùn lâu ngày, nước mưa và nước thải công nghiệp không được làm sạch từ thành phố chảy vào.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng trong thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w