Giai đoạn trước năm 1992.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng trong thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 32 - 33)

THÀNH PHỐ HÀ NỘ

2.2.1.Giai đoạn trước năm 1992.

Vấn đề đền bù và Giải phóng mặt bằng ở Việt Nam đã được đặt ra rất sớm, từ14/4/1959 đẫ có Nghị định số 151/ TTg ban hành “Quy chế về thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất”. Nghị định gồm 3 chương, 14 điều quy định những nguyên tắc cơ bản trong việc trưng dụng ruộng đất của nhân dân cho việc xây dựng những công trình do Nhà nước quản lý.

Nội dung quan trọng hàng đầu trong chính sách bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là mức đền bù được đề cập trong văn bản này:

+ Đối với ruộng đất nếu không đổi lấy đất thì sẽ bồi thường một số tiền từ 1 đến 5 năm sản lượng thường niên của ruộng đất bị trưng dụng.

+Đối với nhà cửa, vật kiến trúc…thì được giúp đỡ để xây dựng cái khác. + Đối với mồ mả: Căn cứ vào tình hình cụ thể, phong tục tập quán của địa phương mà giúp cho họ một số tiền thích đáng làm phí tổn di chuyển.

Có thể nói nội dung cơ bản của việc đền bù trong Nghị định 151 TTg là hết sức đúng đắn, đáp ứng nhu cầu trưng dụng ruộng đất trong những năm 60, tạo cơ sở cho những quy định pháp luật về đền bù khi Nhà nước thu hồi đất về sau. Tuy nhiên, điểm hạn chế của văn bản này là chưa cụ thể hoá mức đền bù, mà chủ yếu dựa vào sự thoả thuận giữa các bên.

Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, nhu cầu lấy đất xây dựng tăng lên, việc xử lý các mối quan hệ và các vấn đề liên quan khi Nhà nước thu hồi đất cũng phức tạp hơn. Nhiều văn bản mới đã ra đời nhằm cụ thể hoá Nghị định 151/ TTg trong những điều kiện cụ thể.

Ngày 11/1/1970, Thủ tướng Chính phủ ban hành Thông tư số 1792 TTg quy định một số điểm tạm thời “ Về bồi thường nhà cửa, đất đai, cây cối lưu niên, các hoa màu của nhân dân ở những vùng xây dựng kinh tế mở rộng thành phố”. Sau khi có Luật Đất đai(1987) và bước vào thời kỳ đổi mới: bắt đầu từ Quyết định số 186/HĐBT ngày 31/5/1990 “về đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang sử dụng mục đích khác” cùng với hàng loạt các văn bản pháp quy mới về những vấn đề có liên quan “giá đất, quyền của người sử dụng đất, quản lý quy hoạch đô thị…” đã hình thành một hệ thống chính sách và tổ chức trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng trong thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 32 - 33)