- Đường vành đai III và cầu Thanh Trì: Cầu Thanh Trì đã chính thức khởi công đã bàn giao 75,4 ha/ 151 ha đất thu hồi, chi trả 47,3 tỷ
NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI TRÊN
a. Chính sách về đất đai không ổn định và phát triển theo xu hướng ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người sử dụng, làm cho người sử dụng đất chần chừ khi thực hiện quyết định giao đất, làm chậm tiến độ Giải phóng mặt bằng để hy vọng được bồi thường nhiều hơn.
b. Công tác quản lý đất đai bị buông lỏng trong thời gian dài dẫn đến các hồ sơ pháp lý về quyền sử dụng đất chắp vá, không đầy đủ, tình hình lấn chiếm
đất công và chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái pháp luật không bị xử lý nghiêm, gây khó khăn cho công tác xét duyệt phương án đền bù gây nhiều thắc mắc, khiếu kiện.
c. Phương pháp xác định giá đất còn chung chung, chưa cụ thể, chưa phù hợp với tình hình thực tế hình thành giá đất trên thị trường, biểu hiện cụ thể như:
Việc xác định theo 4 loại vị trí của từ 3 - 4 loại đường trong 5 loại đô thị đối với đất ở đô thị có vẻ cụ thể nhưng thực tế tỏ ra gò bó, không phù hợp với thực tế hình thành giá đất ở đô thị trên thị trường.
Việc chia thành 6 hạng đất nông nghiệp là cứng nhắc, lại quá nhiều và phức tạp, dễ gây nhầm lẫn trong thực hiện, gây khó hiểu trong nhân dân.
Chưa có quy định giá đất ở những vùng giáp ranh giữa các địa phương. Thường giá giữa 2 địa phương có chênh lệch.
d. Một số chính sách đất đai còn có những mâu thuẫn như giữa Nghị định 60/CP ngày 5/7/1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị và Nghị định 61/CP ngày 5/7/1994 về mua bán và kinh doanh nhà ở, tạo bất bình đẳng giữa người thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước, nhà tự quản của người sử dụng đất không hợp pháp trước Luật đất đai năm 1993, khi đền bù giải phóng mặt bằng, làm cho những người thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước không tán thành với chính sách bồi thường hỗ trợ.
e. Do không có thị trường Bất động sản, không có điều kiện biểu hiện giá trị quyền sử dụng đất một cách công khai và khách quan. Vì vậy không thể hình thành giá một cách hợp lý mà hiện chỉ do cơ quan chuyên môn của Nhà nước xác định trên cơ sở kinh nghiệm mang tính hành chính, mặt khác giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất biến động nhiều, dẫn đến giá đất do Nhà nước quy định thường không phù hợp với thời điểm bồi thường thiệt hại, gây thắc mắc, khiếu kiện. Cũng có nhiều trường hợp giá đền bù đã phù hợp những vẫn khiếu nại.
f. Pháp luật về đất đai chưa được thực hiện nghiêm, có hiện tượng lấn chiếm đất công chuyển nhượng đất đai, chuyển đổi mục đích và chuyển nhượng
đất nông nghiệp trái pháp luật không bị xử lý nghiêm cũng gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý quy hoạch- xây dựng đô thị và giải phóng mặt bằng.
2.6. Bài học kinh nghiệm về công tác giải phóng mặt bằng khi thực hiện các dự án đầu tư xây dựng. hiện các dự án đầu tư xây dựng.
Một là:Đổi mới công tác giải phóng mặt bằng theo hướng tích cực chủ động, tăng cường trách nhiệm của chính quyền cơ sở đồng thời đổi mới phương pháp chỉ đạo,đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực của bộ máy Nhà nước về quản lý đất đai xây dựng và phát triển đô thị, tập trung cao độ cho công tác giải phóng mặt bằng với phương châm quyết liệt, kiên quyết, hiệu quả.
Quán triệt tư tưởng lãnh đạo, chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND về công tác giải phóng mặt bằng là vấn đề khó khăn, phức tạp vì liên quan đến đời sống kinh tế xã hội của hàng chục hộ dân; vừa là công việc cấp bách vừa lâu dài để xây dựng thủ đô văn minh hiện đại, sau khi có Nghị quyết của Thành uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể đã tập trung cao hơn cho công tác giải phóng mặt bằng. Từ thường trực Thành uỷ, HĐND, UBND và các ngành của Thành phố đến các cấp uỷ, chính quyền quận, huyện và cơ sở đã có những biện pháp chỉ đạo cụ thể thực hiện quyết định với tinh thần “ lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, ráo riết quyết liệt hơn bằng các giải pháp đồng bộ kiên quyết và mạnh mẽ hơn ”.
Nhận thức về công tác giải phóng mặt bằng toàn diện hơn và sâu sắc hơn công tác giải phóng mặt bằng không chỉ là việc giải toả tài sản để thu hồi đất mà liên quan đến cả quá trình đầu tư xây dựng, không chỉ trong thời gian làm công tác bồi thường mà cả trước và sau khi bồi thường không chỉ liên quan đến kinh tế đơn thuần mà còn là vấn đề xã hội, việc làm, đời sống, an ninh trật tự, môi trường, phong tục tập quán…
Từ nhận thức đó, quan điểm chỉ đạo của Thành phố là:
+ Phải từng bước chủ động: Lo trước những điều kiện cho thu hồi đất như quy hoạch, xây dựng hạ tầng, chuyển đổi nghề nghiệp…
+ Chuyển sang giải phóng mặt bằng chủ động: Theo quy hoạch để cho việc đầu tư được thuận lợi, nhanh chóng hơn, phát huy hiệu quả vốn đầu tư, tạo những khu đô thị hoàn chỉnh đồng bộ.
+ Các ngành các cấp trong cả hệ thống chính trị từ Thành phố đến quận, huyện, phường xã đều vào cuộc đồng bộ; chuẩn bị đồng thời các điều kiện phục vụ giải phóng mặt bằng như dự án đầu tư, vốn, đất đai TĐC, đảm bảo việc thực hiện đúng chính sách, trình tự, thủ tục giải phóng mặt bằng cũng như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thuyết phục để tạo sự đồng tình ủng hộ của nhân dân trong diện di dời. Các nội dung trên là yêu cầu của chủ trương “ Đồng khởi về giải phóng mặt bằng”.
Hai là: Đảm bảo lợi ích Nhà nước, chủ đầu tư, người bị thu hồi đất thông qua việc áp dụng chính sách của Nhà nước có sự vận dụng linh hoạt sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế ở Hà Nội.
Đảm bảo dân chủ, công khai, nhưng kiên quyết xử lý các trường hợp không chấp hành. Những trường hợp công dân cố tình không bàn giao mặt bằng, cấp uỷ và chính quyền quận, huyện chỉ đạo rà soát, kiểm tra lại các nội dung có liên quan đến phương án bồi thường, nếu đã đúng thì thông qua các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng để vận động, thuyết phục, nếu không chấp hành sẽ áp dụng biện pháp hành chính.
UBND Thành phố ban hành quyết định số 159/2002/QĐ-UB ngày 27/11/2002 về việc sửa đổi khoản 4 điều 8 Quyết định số 72/2001/QĐ-UB ngày 17/09/2001 uỷ quyền cho Chủ tịch UBND các quận, huyện áp dụng biện pháp hành chính đối với các trường hợp cố tình không nhận tiền bồi thường bàn giao đất.
Ba là:Hình thành được tổ chức chuyên trách làm công tác giải phóng mặt bằng tạo hiệu quả thiết thực trong công tác điều hành, chỉ đạo, tiếp tục củng cố tổ chức làm công tác giải phóng mặt bằng các cấp nhằm đáp ứng nhiệm vụ giải phóng mặt bằng trong thời gian hiện tại và lâu dài.
Triển khai và đánh giá 2 năm thực hiện Quyết định số 88/2000/QĐ-UB ngày 31/10/2000 của UBND Thành phố về việc thành lập Ban chỉ đạo Giải phóng mặt bằng và triển khai thực hiện thông báo số 192/TB-TƯ ngày 08/11/2002 của Thành uỷ về việc củng cố kiện toàn Ban chỉ đạo giải phóng mặt