- Đường vành đai III và cầu Thanh Trì: Cầu Thanh Trì đã chính thức khởi công đã bàn giao 75,4 ha/ 151 ha đất thu hồi, chi trả 47,3 tỷ
2.5. Những hạn chế và tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư.
dự án đầu tư.
Thành công cơ bản của chính sách đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất hiện nay đã thống nhất cơ chế dền bù cho tất cả các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách cũng như nguồn vốn khác, trong đó có nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Các nội dung đền bù hỗ trợ cho người bị thu hồi đất quy định tại Nghị định 22/ CP phù hợp với Hiến pháp 1992, Luật Đất đai 1993 và về cơ bản
tương đối phù hợp với thông lệ quốc tế. Chính vì vậy các mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước, người bị thu hồi đất và chủ dự án đã được giải quyết thoả đáng. Nhà nước giữ được vai trò người chủ sở hữu đất và thống nhất quản lý đất đai, đồng thời đảm bảo quyền sử dụng đất ổn định lâu dài của người bị thu hồi đất và tạo điều kiện cho các chủ dự án có quỹ đất đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, đến nay vẫn có những dự án triển khai chậm, người bị thu hồi đất thắc mắc khiếu kiện về mức đền bù. Nguyên nhân của những vướng mắc này có một phần về chính sách, song cũng một phần không nhỏ là do tổ chức thực hiện chính sách đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất còn nhiều thiếu sót. Sau đây là những vướng mắc về vấn đề giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư :
a. Hầu hết dự án đầu tư trong thời gian qua đều bị kéo dài tiến độ thực hiện. Sự vướng mắc trong việc đền bù giải phóng mặt bằng là một trong những nguyên nhândẫn đến tình trạng này.Điều đó đã gây ra thiệt hại không nhỏ trong đầu tư xây dựng.
+ Đối với các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh do không đáp ứng được tiến độ đầu tư vì vậy nhiều dự án mất cơ hội kinh doanh, hiệu quả kinh doanh thấp.
+ Đối với các dự án đầu tư không kinh doanh thì bị kéo dài tiến độ thi công bị ngắt đoạn gây ra sự lãng phí rất lớn và ảnh hưởng tới chất lượng công trình.
b. Trước đây, các dự án sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước khi bồi thường thì áp dụng giá đất do Nhà nước ban hành, giá này thấp hơn thực tế thị trường, trong khi đó nếu do các chủ đầu tư dự án sản xuất kinh doanh tự đàm phán thoả thuận mức bồi thường với người bị thu hồi đất thì dẫn đến 2 chính sách bồi thường: Dự án của Nhà nước thì mức bồi thường thấp, người mất đất bị thua thiệt, dự án của tư nhân thì mức bồi thường cao, thoả đáng. Vì vậy mà cần áp dụng chung một chính sách bồi thường để tránh sự so bì hơn thiệt, tránh sự phá giá bồi thường của các dự án tư nhân. Nếu vẫn tiếp tục gom các dự án sản xuất kinh doanh lại để áp dụng chung quy định đền bù, Giải phóng mặt bằng
theo Nghị định số 22/1998/NĐ- CP thì sẽ tiếp tục gây tình trạng quá tải cho cơ quan Nhà nước.
c. Nhiều nơi mặc dù việc đền bù giải phóng mặt bằng được thực hiện bằng các biện pháp hành chính đã dẫn đến sự khiếu kiện của nhân dân kéo dài không thể giải quyết được, trong sự khiếu kiện đó cái chính vẫn là người dân không thoả mãn với sự đền bù của chủ dự án hoặc sự định giá đền bù thiếu công bằng.
Để giải quyết “êm thấm” trong công tác đền bù, nhiều dự án mà doanh nghiệp không làm chủ đầu tư đã phải đền bù thoả mãn theo yêu cầu của người dân di chuyển điều đó đã dẫn đến giá thành sản phẩm cao và hiệu quả kinh doanh thấp.
d. Áp giá loại đất để tính đền bù thiệt hại về đất ở cho các hộ có khuôn viên đất ở rộng hiện chưa thống nhất tại một số địa phương.
+ Một số địa phương căn cứ vào mức đất do địa phương quy định để tính đền bù thiệt hại về đất ở, diện tích còn lại trong khuôn viên tính đền bù theo đất nông nghiệp.
+Một số địa phương tính đền bù thiệt hại đất ở theo diện tích đất ở thực tế, tức là căn cứ vào diện tích đất ở nền nhà và diện tích đất xây dựng các công trình phụ. Phần diện tích đất còn lại trong khuôn viên đền bù theo đất nông nghiệp.
Hai cách tính đền bù thiệt hại về đất ở cho các hộ có khuôn viên đất rộng trên đây đều không phù hợp với diện tích đất nộp thuế nhà đất các hộ. Vì theo pháp lệnh thuế nhà đất, các hộ kê khai nộp thuế nhà đất thường kê khai toàn bộ khuôn viên lô đất ở. Từ đây cũng nảy sinh thắc mắc của người bị thu hồi đất.
e.Việc đền bù cho nhân dân hầu hết được trả bằng tiền, trong số tiền được đền bù đó có người dân có đủ điều kiện để tạo lập nơi ở mới có điều kiện sống tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ, song cũng có nhiều người do nhu cầu cuộc sống còn khó khăn, nhiều nhu cầu chi tiêu quan trọng hơn vì vậy họ đã không đủ tiền để tạo dựng nơi ở mới, phải sống tạm bợ với nhu cầu sống thấp. Như vậy có thể nói, cứ một dự án đầu tư xây dựng mới ra đời, bên cạnh những cái được, còn
kéo theo một số hộ gia đình không có chỗ ở ổn định. Như vậy, mục tiêu lớn của quốc gia về nhà ở của nhân dân đã bị phần nào không thực hiện được.
g.Về phía chủ dự án đầu tư do khó khăn về tài chính phục vụ cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng . Như chúng ta đều biết khi thu hồi đất của người sử dụng đất cho các dự án, nhu cầu quỹ nhà ở để tái định cư cho họ rất lớn, nhưng các chủ dự án chưa đáp ứng được. Ở Hà Nội năm 2002 có 350 dự án liên quan đến giải phóng mặt bằng, trong đó có 6988 hộ có nhu cầu tái định cư. Nhưng việc lập các dự án tái định cư chỉ được tiến hành khi các chủ dự án triển khai các dự án đầu tư.Từ đó không chỉ làm chậm công tác giải phóng mặt bằng mà còn là yếu tố dẫn đến việc áp giá đất để tính đền bù thiệt hại về đất khác nhau cho cùng dự án là đương nhiên.
h.Công tác kiểm kê đất đai, tài sản bị thiệt hại phải đền bù cũng còn trường hợp kê khai nhầm đối tượng phải đền bù để nhận đền bù hoặc tính mức đền bù cao hơn thực tế rút tiền đền bù, giải toả chi cho các việc khác dẫn đến tiêu cực tham nhũng. Từ đó cũng gây ra tình hình phức tạp cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư.
k.Trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, nhiều hiện tượng tiêu cực của một số cán bộ thực thi công tác đã làm mất lòng tin của nhân dân. Những người dân nghiêm chỉnh chấp hành thì đôi khi bị thiệt, những người lợi dụng ô dù không thực hiện đôi khi lại có lợi, kỷ cương pháp luật không nghiêm dẫn đến sự thiếu công bằng trong đền bù giải phóng mặt bằng.
l.Về chính sách hỗ trợ đào tạo chuyển nghề cho những lao động nông nghiệp bị thu hồi đất.
+ Theo quy định hiện hành tại văn bản số 4448/TC- QLCS ngày4/9/1999 của Bộ Tài chính thì hộ gia đình bị thu hồi đất từ 30% đến 50% diện tích đất nông nghiệp canh tác thì được một suất hỗ trợ, từ 50% đến 70% diện tích đất nông nghiệp canh tác thì được 2 suất hỗ trợ, trên 70% diện tích đất nông nghiệp canh tác thì được hỗ trợ cho toàn bộ số nhân khẩu nông nghiệp đang có trong hộ đó.
Đây là quy định chưa phù hợp do việc hỗ trợ chưa tương xứng với mức thiệt hại thực tế. Thực tế khi áp dụng chính sách đã gặp phải những bất hợp lý như: Có 4 hộ gia đình nông nghiệp có diện tích đất canh tác là 1000 m2 nhưng do diện tích đất bị thu hồi là 350m2(Bằng 35% diện tích đất canh tác) nên chỉ đượ hỗ trợ đào tạo chuyển nghề cho 1 lao động, trong khi đó hộ khác cũng có 4 lao đông sử dụng 500m2đất diện tích đất bị thu hồi là 350m2 (Bằng 70% diện tích đất canh tác) lại được hỗ trợ đào tạo cho cả 4 lao động trong hộ.
+Khoản 4 Điều 25 NĐ 22/ 1998/NĐ-CP chưa quy định có tính bắt buộc đối với chủ dự án trong việc tiếp nhận lao động địa phương bị thu hồi đất.
m.Về chính sách xây dựng các khu di dân tái định cư.
Nghị định số 22 chưa quy định việc xây dựng khu tái định cư (Đối với dự án đầu tư sử dụng đất có giải phóng mặt bằng và di dân) là một nội dung bắt buộc nằm trong dự án đầu tư khả thi khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, dẫn đến một số chủ đầu tư, nhất là các chủ đầu tư thuộc các Bộ, ngành Trung ương quản lý coi việc xây dựng khu tái định cư di dân là việc riêng của Thành phố Hà Nội trong khi quỹ nhà quỹ đất di dân tái định cư của Hà Nội hiện nay đang thiếu và phân tán do chưa có vốn đầu tư tập trung cho lĩnh vực này. Đây cũng là nguyên nhân làm một loạt dự án đầu tư có giải phóng mặt bằng hiện nay phải dừng lại mặc dù đã được bố trí vốn. Ví dụ như dự án cầu Thanh Trì, đường Nam vành đai III thuộc địa phận Gia Lâm, dự án đườn Đội Cấn- Hồ Tây thuộc quân Ba Đình, dự án mở đường đoạn từ Phạm Ngọc Thạch- Đào Duy Anh đến ngã tư Ô Chợ Dừa thuộc quận Đống Đa…