- Về khó khăn: Tình hình sử dụng đất tại các xã, thị trấn còn nhiều biến động phức
PHẦN THỨ BA KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Qua đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Tuy Phước, chúng tôi đi đến một số kết luận sau:
Tuy Phước là một huyện có vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, giao lưu, buôn bán với các huyện, các tỉnh khác. Với tổng diện tích tự nhiên là 21712,57ha, đất đai, khí hậu-thời tiết thuận lợi, nguồn nước dồi dào thích hợp cho phát triển nông nghiệp. Tốc độ phát triển kinh tế cao, cơ cấu các ngành kinh tế đang dần chuyển đổi phù hợp. Giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Công tác quản lý và sử dụng đất của huyện đã có những thay đổi rõ rệt, dần đi vào ổn định. Hiện nay huyện đang tiến hành công tác số hoá bản đồ cho các xã, thị trấn và khảo sát đo đạc lại các diện tích đất chưa sử dụng.
Công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất hàng năm đều được thực hiện, nhìn chung các kế hoạch thực hiện được từ 50-70% so với kế hoạch đặt ra. UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2007 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2008 - 2010 của huyện. Việc ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện huyện đã có nhiều cố gắng, triển khai đến từng cơ sở và tổ chức được nhiều lớp tập huấn cho cán bộ.
Huyện Tuy Phước đã giao đất cho 2725 hộ gia đình, cá nhân và 9 tổ chức với tổng diện tích 766,321 ha đất nông nghiệp, 13,3092 ha đất phi nông nghiệp và 2,845 ha đất chưa sử dụng, cho 23 hộ gia đình, cá nhân và 40 tổ chức thuê đất với diện tích 30,22 ha đất nông nghiệp, 19,362 ha đất phi nông nghiệp và 24,9 ha đất chưa sử dụng và tiến hành thu hồi đất của các hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức được 213 ha đất nông nghiệp, 146,5 ha đất phi nông nghiệp. Huyện đã thực hiện tốt công tác cho đăng ký đất. Hoàn thành xong công tác thống kê, kiểm kê đất đai 2007. Tính cho đến ngày 30/12/2007 phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tuy Phước đã cấp 40.034 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 44.812 hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích được cấp là 12.686 ha.
Việc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế độ về quản lý, sử dụng đất đai được tiến hành đồng bộ trên cả huyện và phát hiện và xử lý được rất nhiều vụ vi phạm. Kết quả huyện đã ra quyết định thu hồi 33.349 m2 đất của 05 doanh nghiệp. Giai đoạn 2005-2007 phòng Tài nguyên và Môi trường của huyện đã nhận 249 vụ khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, đã trình UBND huyện, đồng thời tham mưu cho UBND huyện giải quyết và đã giải quyết được 226 vụ.
Việc sử dụng đất đai trên địa bàn huyện đã có nhiều thay đổi rõ rệt, nhất là trong sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai. Trong giai đoạn 2005-2007 các nhóm đất chính không có sự biến động lớn, các biến động đất đai của huyện theo kế hoạch sử dụng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giảm được diện tích đất chưa sử dụng và chuyển được nhiều diện tích đất khó sản xuất nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác mang lại hiệu quả cao. - Tổng diện tích tự nhiên của huyện Tuy Phước (năm 2007): 21712,57 ha
- Diện tích đất nông nghiệp: 12458,5 ha chiếm 62,90%; Diện tích đất phi nông nghiệp: 7.032,47 ha chiếm 24,69% so với tổng diện tích; Diện tích đất chưa sử dụng: 3.534,95 ha chiếm 12,41% so với tổng diện tích .
II. ĐỀ NGHỊ
Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai và đưa việc sử dụng đất đi vào nề nếp theo quy định của pháp luật nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất đai. Trong quá trình nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Tuy Phước, bản thân tôi xin phép được có một số đề nghị như sau:
- Tăng cường công tác phổ biến Luật đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai sâu rộng trong nhân dân trên các phương tiện truyền thông như báo, đài…
- Đẩy nhanh công tác giao đất, cho thuê đất.
- Việc đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, thống kê, kiểm kê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần được tăng cường hơn nữa, giải quyết việc cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất, tránh để tồn đọng, kéo dài thời gian gây khó khăn cho việc quản lý và sử dụng đất.
- Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm
trong việc quản lý và sử dụng đất đai cần được qui định rõ ràng cho từng cấp giải quyết tránh tình trạng khiếu kiện vượt cấp.
- Việc sử dụng đất đai trên địa bàn huyện chưa được hợp lý, chưa mang tính khoa học, đề nghị UBND Tỉnh và Sở Tài nguyên Môi trường Bình Định giúp đỡ tạo điều kiện cho huyện Tuy Phước lập qui hoạch sử dụng đất tổng thể sử dụng đất trên toàn địa bàn huyện, nhằm làm căn cứ để xây dựng Kế hoạch sử dụng đất từng năm, 5 năm tại địa bàn huyện. Tránh tình trạng lúng túng trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm.
- Huyện là huyện đồng bằng có diện tích đất trồng lúa chiếm rất lớn, nên đề nghị xem xét được sử dụng diện tích đất trồng lúa trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm.
- Tạo điều kiện và có những chính sách hợp lý cho các chủ sử dụng đất sử dụng các diện tích đất sản xuất kém hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. NXB Chính trị quốc gia, (năm 2003) Luật đất đai 2003
2. Thông tư số: 28/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường “Về việc hướng dẫn thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng
và sử dụng đất”
3. Thông tư: 29/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11năm 2004 của Bộ Tài nguyên Môi trường “Về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính”
4. Thông tư: 30/2004/TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên Môi trường “Về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất”
5. Quyết định số: 36/2004/QĐ- BTNMT ngày 20 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường “Về việc ban hành qui phạm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất”
6. Nghị định số: 12/2002/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về đo đặc bản đồ
7. Nghị định số: 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của chính phủ “Về thi hành Luật Đất Đai”
10. NXB Chính trị quốc gia, (năm 2000) Giáo trình: “ Đăng ký - thống kê đất đai”. 11. Bài giảng của thầy Nguyễn Văn Cường, năm 2006 về “Quản lý Đất đai” , Trường ĐH kinh tế Huế.
12. Bài giảng của thầy Hồ Kiệt, năm 1997 về “Quy hoạch sử dụng đất”, Trường Đại học Nông lâm Huế.
13. Hồ Điệp (năm 2006), “Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tỉnh Thừa Thiên
Huế” Chuyên đề tốt nghiệp, ĐH kinh tế Huế.
14. Tạ Minh Châu (năm 2006) “Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa
15. Công văn số: 02/2005/BKT-VH-XH ngày 18 tháng 04 năm 2005 của Ban Kinh tế- Văn hoá-Xã hội huyện Tuy Phước về việc giám sát tình hình quản lý Nhà nước về đất đai, khai thác khoáng sản và môi trường trên địa bàn huyện Tuy Phước.
16. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuy Phước, (năm 2007) Báo cáo về việc kiểm tra các nhóm đất chính trên địa bàn huyện Tuy Phước để phục vụ cho phát triển nông nghiệp.
17. Phòng Thống kê huyện Tuy Phước, (năm 2007), “Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội đến ngày 30 tháng 12 năm 2007”, Niên giám thống kê năm 2005-2007.
18. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tuy Phước (2007), “Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng đất đã giao, cho thuê các dự án trên địa bàn huyện từ 01/01/2005-31/12/2007”; các biểu mẫu thống kê đất đai 2005- 2007
19. Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Tuy Phước (năm 2007), “Báo cáo quyết toán tài chính năm 2005-2007)”.
20. Phòng Thanh tra huyện Tuy Phước (năm 2007), “ Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra năm 2005-2007”.