- Về khó khăn: Tình hình sử dụng đất tại các xã, thị trấn còn nhiều biến động phức
c. Năng suất ruộng đất và hệ số sử dụng đất của huyện qua 3 năm
3.2.2.3. Tình hình sử dụng đất mặt nước nuôi trồng thủy sản của huyện
Trong những năm qua ngành thủy sản nước ta đạt được những thành công đáng khích lệ, mặc dù gặp không ít khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Tuy Phước là huyện đồng bằng ven biển miền Trung, có 4 xã khu Đông (Phước Thắng, Phước Hoà, Phước Sơn, Phước Thuận), tiếp giáp với đầm Thị Nại, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm xuất khẩu.
Qua bảng số liệu 19 cho ta thấy biến động về diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản của huyện, cụ thể là:
- Nuôi tôm nước lợ: năm 2006 so với năm 2005, tăng 0,4% (Địa bàn xã Phước Mỹ không có diện tích nuôi tôm nước lợ); năm 2007 so với năm 2006, giảm 0,1% là vì cuối năm 2006 không có lũ lụt lớn đã hạn chế tẩy rửa chất thải tồn lưu trong khu vực ao nuôi, vùng nuôi ở đầm Thị Nại, thiếu nước ngọt bổ sung vào đầm nên độ mặn tăng cao gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh trưởng, phát triển của các đối tượng nuôi, đồng thời
năm 2006 diện tích tôm nuôi trồng bị dịch bệnh nên tác động đến tâm lý bà con, vì vậy diện tích và sản lượng năm 2007 so với năm 2006 cũng giảm mạnh.
- Nuôi tôm nước ngọt: Năm 2006 so với năm 2005, giảm 9,38% tương ứng giảm 3 ha (Phước Mỹ: 2,17 ha); năm 2007 so với năm 2006, tăng 3,45% tương ứng 1ha. Nguyên nhân năm 2007 tăng là vì phong trào nuôi cá nước ngọt trong ao hồ có xu hướng mở rộng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhìn chung, trong thời gian qua huyện đã tập trung vận động, hướng dẫn ngư dân sản xuất đúng thời vụ, chuyển phương thức nuôi từ bán thâm canh sang nuôi quảng canh cải tiến, nuôi ghép, nuôi luân canh, đồng thời thay đổi vật nuôi, giảm mật độ nuôi tôm, cải tạo ao hồ, kênh mương đồng bộ theo đúng quy trình kỹ thuật, hạn chế ô nhiễm môi trường nhằm đảm bảo năng suất và sản lượng.