Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai của huyện Tuy Phước-tỉnh Bình Định giai đoạn 2005-2007 (Trang 41 - 42)

- Về khó khăn: Tình hình sử dụng đất tại các xã, thị trấn còn nhiều biến động phức

3.1.1.9.Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản

(kinh tế, xã hội, điều kiện tự nhiên, pháp luật…).

Nguồn thu ngân sách của huyện trong những năm qua tăng khá, trong đó có đóng góp rất lớn từ nguồn thu trên lĩnh vực đất đai. Đây là nguồn tài chính rất quan trọng, chủ yếu để huyện đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Qua bảng 11, cho thấy kết quả thu ngân sách từ đất đai năm 2005 hơn 28 tỷ đồng, năm 2006 hơn 31 tỷ đồng và năm 2007 thu hơn 32 tỷ đồng. Trong các khoản thu thì thu tiền sử dụng đất là chiếm tỷ lệ cao, thấp nhất là khoản thu tiền chuyển quyền sử dụng đất.

Bảng 11: Kết quả thu ngân sách từ đất đai trên địa bàn huyện (2005 – 2007)

Đơn vị tính: đồng

Loại thuế Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Thu phí trước bạ nhà đất 751,095,104 983,089,696 947,474,577

Thu thuế nhà đất 595,193,810 699,790,067 787,398,783

Thu tiền sử dụng đất 26,337,727,250 28,791,758,200 29,145,286,050

Tiền thuê đất 400,914,793 513,274,865 1,146,444,419

Thu tiền chuyển QSD đất 328,303,350 339,370,840 678,487,146

Tổng số 28,413,234,307 31,327,283,668 32,705,090,975

(Nguồn: Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Tuy Phước, năm 2007)

3.1.1.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản động sản

Đây là một trong những nội dung mới của Luật Đất đai năm 2003. Thị trường quyền sử dụng đất là một bộ phận quan trọng của thị trường bất động sản và là nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hoá nhà đất cũng như dịch vụ gắn liền với hàng hóa đó. Thị trường quyền sử dụng đất đang ngày một trở thành một bộ phận không thể thiếu của hệ thống các thị trường trong nền kinh tế quốc dân. Chính vì thế mà việc xây dựng và quản lý thị trường nhà đất là một vấn đề cấp thiết trong thời gian tới.

Trong thời gian qua với mong muốn là xây dựng và quản lý thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản, Đảng và Chính phủ đã nỗ lực hết sức mình để xây dựng các qui định mới trong Luật Đất đai năm 2003:

- Thứ nhất là việc qui định thêm các quyền bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất đã làm tăng thêm các hình thức trao đổi, mua bán với loại hàng hoá này, mở ra nhiều cơ hội sử dụng hiệu quả nguồn lực quí giá này.

- Thứ hai là qui định điều kiện để hàng hoá đất đai có thể tham gia vào thị trường này là phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất đai không bị tranh chấp, không bị kê biên để thi hành án là cơ sở cho Nhà nước quản lý được thị trường nhà đất, chống việc mua bán trái phép. Mục đích cuối cùng là tiến tới xây dựng một thị trường nhà đất lành mạnh công khai phát huy tối đa hiệu quả của đất.

Trong những năm qua, nền kinh tế huyện Tuy Phước đã có những bước tăng trưởng đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực phù hợp với tính chất của nền kinh tế thị trường, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, nhu cầu xây dựng dẫn đến nhu cầu chuyển nhượng, thế chấp, góp vốn làm ăn tăng nhanh. Vì vậy, trong thời gian qua huyện đang gấp rút thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đại trà ở trên toàn huyện. Đây chính là cơ sở đầu tiên để phát triển thị trường sử dụng đất lành mạnh đúng pháp luật phù hợp với nhu cầu thực tế và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trên lĩnh vực đất đai của huyện, tạo tiền đề cho việc quản lý Nhà nước về đất đai đi vào nề nếp, đúng qui định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai của huyện Tuy Phước-tỉnh Bình Định giai đoạn 2005-2007 (Trang 41 - 42)