- Về khó khăn: Tình hình sử dụng đất tại các xã, thị trấn còn nhiều biến động phức
3.1.2. Đánh giá tình hình quản lý Nhà nước về đất đai của huyện
Từ năm 2005 cho đến nay, việc quản lý đất đai trên địa bàn huyện đã có nhiều thay đổi rõ rệt, nhất là trong việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai. Tuy Phước đã có những tiến bộ nhất định trong công tác quản lý và sử dụng đất đai chặt chẽ, đất đai được sử dụng hiệu quả.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện theo kết quả kiểm kê (01/2008) là 21712.57 ha. - Diện tích đất nông nghiệp: 12458.50 ha, chiếm 62,90 % so với tổng diện tích.
- Diện tích đất phi nông nghiệp: 7.032,47 ha, chiếm 24,69 % so với tổng diện tích. - Diện tích đất chưa sử dụng: 3.534,95 ha, chiếm 12,41 % so với tổng diện tích.
- Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã làm đúng trình tự thủ tục, tổ chức giao đất cho các tổ chức để xây dựng trụ sở cơ quan, các công trình hạ tầng kỹ thuật kịp thời, đã phát huy
cao hiệu quả sử dụng đất. Việc xét giao đất ở cho dân được thực hiện chặt chẽ hơn, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã công khai quy hoạch, công khai kết quả xét duyệt.
- Tuy nhiên cũng còn phải một số tồn tại đó là : Công tác quản lý Nhà nước về đất đai cũng còn gặp nhiều khó khăn, tốc độ đô thị hoá cùng với nhu cầu sử dụng đất tăng do dân số làm cho đất đai biến động liên tục gây khó khăn cho cập nhật, chỉnh lý biến động dẫn đến gây trở ngại cho công tác quản lý và sử dụng đất đai.
Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền ở xã, thị trấn và cán bộ đảng viên nhận thức về đất đai, quản lý đất đai chưa thật sâu rộng nên trong quản lý còn hạn chế.
Việc cập nhật theo dõi thông tin số liệu, chỉnh lý biến động chưa được cập nhật nhanh chóng, kịp thời, không quan tâm đầy đủ và thường xuyên. Số liệu đo đạc trước đây thiếu chính xác cho nên giữa sổ bộ địa chính so với thực tế còn có nhiều sai sót.
Trong những năm qua, nhiệm vụ quản lý đất đai của địa phương luôn ở trong điều kiện chỉ tiêu, kế hoạch khá lớn. Bên cạnh đó ngành Tài nguyên và Môi trường phải giải quyết nhiều tồn tại chỉ tiêu, kế hoạch do giai đoạn trước để lại việc lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất hằng năm chưa dự tính hết nhu cầu sử dụng đất, quy hoạch khu dân cư ở một số vùng chưa phù hợp với tập quán cũng như chưa gắn kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương, của ngành với nhu cầu nhà ở, đất ở của nhân dân.
Từ khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thì có rất nhiều điểm mới so với Luật Đất đai năm 1993 cho nên việc áp dụng còn gặp nhiều khó khăn. Công tác tuyên truyền các chính sách đất đai chưa được sâu rộng trong nhân dân, các cán bộ địa chính xã còn bị thay đổi nhiều không đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Chưa lường hết khả năng nhu cầu thuê đất của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình nên kế hoạch sử dụng đất, cho thuê làm chưa sát nên dẫn đến diện tích có năm thiếu, năm thừa. Trong khi các đối tượng muốn thuê được ngay nên các trường hợp được thuê đất hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng của huyện
Công tác kiểm kê và công tác quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện triển khai nhưng tiến hành còn khá chậm so với yêu cầu. Công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu tầm quan
trọng và giá trị pháp lý của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa được các cấp quan tâm đúng mức, do đó kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đạt tỷ lệ thấp.
Công tác quản lý nhà nước về đất đai chưa có sự tập trung cao trong chỉ đạo nên tình trạng lấn chiếm đất xây dựng nhà trái phép vẫn tiếp tục diễn ra. Việc để kéo dài và không giải quyết dứt điểm được việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho một số hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Tuy Phước gây ra khiếu nại của nhân dân.
Việc chỉ đạo xử lý các vụ lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích chưa có giải pháp mạnh, xử lý chưa kiên quyết. Giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai một số vụ không kịp thời, giải quyết kéo dài không dứt điểm.