Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đa

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai của huyện Tuy Phước-tỉnh Bình Định giai đoạn 2005-2007 (Trang 44 - 46)

- Về khó khăn: Tình hình sử dụng đất tại các xã, thị trấn còn nhiều biến động phức

3.1.1.12.Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đa

trong việc quản lý và sử dụng đất đai

Bảng 13. Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai qua 3 năm (2005-2007)

Số vụ tranh chấp Số đơn khiếu nại Số đơn tố cáo Tổng số Đã giải quyết Còn tồn đọng Tổng số Đã giải quyết Còn tồn đọng Tổng số Đã giải quyết Còn tồn đọng 2005 55 49 6 36 34 2 8 7 1 2006 46 43 3 32 29 3 5 4 1 2007 34 31 3 29 25 4 4 4 0 Cộng 135 123 12 97 88 9 17 15 2

(Nguồn: Phòng Thanh tra huyện Tuy Phước, năm 2007)

Tính từ năm 2005 đến năm 2007, Thanh tra huyện đã tiếp nhận 249 đơn khiếu nại, tố cáo và tranh chấp trên lĩnh vực đất đai, trong đó: Tranh chấp 135 vụ, khiếu nại 97 vụ, tố cáo 17 đơn. Phòng đã phối hợp với phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã tham mưu UBND huyện ra hơn 320 văn bản giải quyết (vì có vụ phải giải quyết 2-3 lần). Kết quả đã giải quyết dứt điểm 226 vụ, còn tồn đọng và đang tiếp tục giải quyết 23 vụ. Tình hình khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai qua bảng 13 cho ta thấy năm 2007 giảm so với năm 2005 và 2006. UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn và các ban, ngành liên quan tập trung giải quyết dứt điểm nhằm hạn chế đơn thư vượt cấp, ổn định trật tự xã hội trên địa bàn và phục vụ đại hội Đảng các cấp.

Nhận xét chung: Nhìn chung công tác quản lý đất đai của huyện từ năm 2005 đến

nay đã cơ bản hoàn thiện, đã bám sát 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai của Luật Đất đai năm 1993, việc quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả hơn. Song do những tồn tại của lịch sử và những năm trước đây để lại rất nhiều, nên chưa giải quyết một cách triệt để. Việc ra đời của Luật Đất đai năm 2003 có một số thay đổi so với Luật Đất đai năm 1993 cho nên còn nhiều lúng túng trong việc áp dụng.

- Công tác tuyên truyền các chính sách đất đai chưa được sâu rộng trong nhân dân.

- Việc cập nhật theo dõi thông tin số liệu, chỉnh lý biến động chưa được kịp thời, nhanh chóng và thường xuyên.

- Một số xã, thị trấn tuỳ tiện giao đất thu tiền hoặc quá thẩm quyền, sai mục đích… nên khi làm giấy chứng nhận gặp nhiều khó khăn gây ra hàng loạt vụ khiếu kiện đến nay vẫn chưa giải quyết được.

- Công tác kiểm kê và công tác quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện triển khai nhưng tiến hành còn khá chậm so với yêu cầu, chưa được chính xác, chỉ tiêu, phương pháp thống kê không đồng nhất do đó số liệu thống kê có sự sai khác qua các năm. Nghiệp vụ của các cán bộ địa chính xã, thị trấn còn hạn chế, lại đảm nhiệm số lượng công việc nhiều nên cũng gây nhiều khó khăn.

- Các văn bản pháp luật có nhiều thay đổi chưa nắm bắt kịp thời nên giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo không kịp thời, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đất đai chưa nghiêm dẫn đến cố tình vi phạm.

- Cơ quan, bộ phận tham mưu của ngành từ huyện xuống xã, thị trấn thiếu về nhân lực, yếu về chuyên môn, thường xuyên bị thay đổi và một số trường hợp bị kỷ luật. Cho nên tiến độ giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo và những kiến nghị của nhân dân chưa được giải quyết kịp thời và đúng hẹn do đó còn tồn đọng rất nhiều.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai của huyện Tuy Phước-tỉnh Bình Định giai đoạn 2005-2007 (Trang 44 - 46)