Sự biến động của thị trường bất động sản của các nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường bất động sản TP.Cao Lãnh (Trang 29 - 31)

giới

Khủng hoảng tài chính Đông Á là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng

7 năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á, Mặc dù được gọi là cơn khủng hoảng “ Đông Á” bởi vì nó bắt nguồn từ Đông Á, nhưng ảnh hưởng của nó lại lan truyền toàn cầu và gây nên sự khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, với những tác động lớn lan rộng đến cả các nước như Nga, Brasil và Hoa Kỳ. Mặc dù được gọi là cơn khủng hoảng “ Đông Á” bởi vì nó bắt nguồn từ Đông Á, nhưng ảnh hưởng của nó lại lan truyền toàn cầu và gây nên sự khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, với những tác động lớn lan rộng đến cả các nước như Nga, Brasil và Hoa Kỳ. nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng là do đầu cơ bất động sản quá mức (ước đoán về giá trị và giá cả bất động sản bên ngoài thực tế).

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 bất nguồn từ Mỹ làm ảnh hưởng

nghiêm trọng đến kinh tế và đời sống của người dân toàn thế giới.

Nguyên nhân đầu tiên quan trọng nhất là gia tăng nguồn vốn tài trợ để mua bán nhà ở thông qua kỹ thuật “chứng khoán hóa bất động sản thế chấp” trong khi hệ

thống kiểm soát không theo kịp là nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng. Phát triển

nhanh nhiều trái phiếu cổ phiếu có nguồn gốc bất động sản tạo ra những rủi ro lớn cho thị trường cho Ngân hàng và dân chúng.

Nguyên nhân thứ hai là việc cho vay mua nhà ở dễ dãi “dưới chuẩn” nhưng thiếu cơ chế kiểm soát.

Nguyên nhân thứ ba là giá bất động sản tại Mỹ tăng liên tục đã lôi kéo các nhà đầu tư và cả người dân đổ xô vào kinh doanh bất động sản làm cung vượt quá cầu.

Dubai: do bong bóng bùng nổ tại thị trường bất động sản khiến cho kinh tế Dubai

bị khủng hoảng nặng. Sự thăng trầm của Dubai, có liên quan trực tiếp đến sự bùng nổ của thị trường bất động sản, đặc biệt là những bong bóng nguy hiểm này đến thời gian bùng nổ. giá nhà đất tại Dubai tụt dốc không phanh.

Một năm trước khi khủng hoảng tài chính bùng nổ, giá nhà đất tại Dubai đã tăng lên gần 5 lần. Nhiều dự án đã phải dừng lại và ngưng trệ Theo đó, 52,8% trong tổng số các dự án bất động sản, trị giá khoảng 582 tỷ USD đang bị trì hoãn.

Trung Quốc: nhà kinh tế độc lập Xie Guozhong - cựu giám đốc điều hành

Morgan Stanley – lại cho rằng tình trạng dư thừa công suất và bong bóng bất động sản đang gây ra những thách thức thực sự cho tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong tương lai. Ông nhận định: “ Bong bóng bất động sản (ở Trung Quốc) sẽ tiếp tục phình to trong vòng 2 năm tới và sẽ vỡ tung”.

Phó Khoa Kinh tế Su Jian thuộc Đại học Tổng hợp Bắc Kinh cho rằng thị trường bất động sản Trung Quốc “ đang bị đe doạ bởi tình trạng bong bóng, nhưng nền kinh tế nước này không phải đang hướng tới sự đổ vỡ ”.

Sức mạnh dài hạn của nền kinh tế Trung Quốc đang là chủ đề tranh luận của các nhà kinh tế và giới chuyên gia tài chính. Trong khi dư luận đa số dường như ngả theo hướng kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng bền vững, ít nhất là về trung hạn, một nhóm chuyên gia phương Tây cảnh báo rằng nền kinh tế Trung Quốc không phải như vẻ bề ngoài của nó, đồng thời dự đoán nước này có thể hướng đến một cuộc khủng hoảng tài chính trong vòng vài thập kỷ tới.

Nhà quản lý quỹ đầu cơ nổi tiếng James S Chanos, từng kiếm bộn tiền do dự đoán được sự sụp đổ của tập đoàn Enron và nhiều công ty khác, đã cảnh báo kinh tế Trung Quốc đang hướng tới sự đổ vỡ, chứ không phải là phát triển bền vững. Ông cho rằng Chính phủ Trung Quốc đang phóng đại sức mạnh kinh tế và giả mạo số liệu về tỷ lệ

tăng trưởng. Ông cũng cảnh báo bong bóng bất động sản của Trung Quốc to “ gấp 1.000 lần của Dubai ”.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường bất động sản TP.Cao Lãnh (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w