Ở Trung Quốc từ năm 1993 đã đưa ra ý tưởng về hệ thống chỉ tiêu BĐS Trung
Quốc (CREIS), đến năm 1995 bắt đầu sử dụng thí điểm. Các chỉ tiêu dẫn trước (leading), đồng hành (coincident) và đến trễ (lagging) mà quốc tế hay dùng để đánh giá thị trường. Chính sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản Trung Quốc đã đóng góp rất lớn vào tốc độ tăng trưởng GDP của nước này.
Ở Mỹ tính minh bạch của thị trường bất động sản là rất cao. Nhà cửa muốn mua
bán đều phải đăng ký giao dịch trên thị trường, có sự kiểm tra kỹ lưỡng của nhiều thành phần như ngân hàng, đơn vị escrow (đơn vị trung gian, thực hiện ủy thác trong các giao dịch mua bán), tổ chức thẩm định… Lịch sử của căn nhà phải được liệt kê đầy đủ từ việc xây dựng, bảo trì, sửa chữa đến thuế, công nợ. Thứ hai là sự phối hợp quản lý chặt chẽ giữa Chính phủ với các công ty tư nhân (hầu hết các dịch vụ đều do công ty tư nhân thực hiện). Thứ ba là có đầy đủ các công cụ kỹ thuật để hỗ trợ cho thị trường như ấn phẩm thông tin, mạng, nhà mẫu, các dịch vụ thế chấp và tái thế chấp…
Thị trường Australia và New Zealand. Nhà nước khẳng định đất thuộc sở hữu
Chính phủ, cấp quyền sử dụng cho người dân. Điều đầu tiên, tập trung thiết lập một hệ thống quản lý vấn đề BĐS theo hướng chặt chẽ, kiểm soát được tất cả các lĩnh vực.
Bên cạnh các cơ quan quản lý BĐS, có hội đồng những chủ BĐS, hội những nhà kinh doanh BĐS, Cục bảo vệ người tiêu dùng, cơ quan quy hoạch và thẩm quyền đất đai, cơ quan định giá Nhà nước và tư nhân, cơ quan hoạch định phát triển, cơ quan tư vấn đầu tư BĐS, bộ phận thế chấp, bảo lãnh BĐS các ngân hàng,... Cả cơ quan quản lý lẫn không quản lý đều có sự phân công, phân cấp rất tốt, bất cứ vấn đề gì, chủ đầu tư đều tìm ra ngay địa chỉ để giải quyết, chịu trách nhiệm.
Hệ thống chính sách thu hút đầu tư vào thị trường BĐS ở Australia và New Zealand đi theo hướng luật hoá các quan hệ cơ bản. Tuy nhiên, có sự phân tách các vấn đề xây dựng, thu hồi và đền bù, đại lý bất động sản, thuê đất, cạnh tranh, tự do
thông tin, ... thành các luật riêng, chứ không lồng ghép trong các luật dân sự, đất đai, xây dựng,... như ở Việt Nam.
Ở Xin-ga-po, chính phủ đã thành lập Ủy ban Nhà ở và Phát triển (HDB) từ năm
1960 để tập trung xây dựng nhà ở có giá thành hợp lý dành cho người thu nhập thấp, đồng thời chính phủ luôn chú trọng đến các chính sách nhằm ngăn chặn tình trạng “bong bóng” trên thị trường BĐS, nhờ vậy, 82% số dân sống trong các căn hộ công và 90% được sở hữu nhà.
Là quốc gia có độ minh bạch cao trong khu vực. Sở giao dịch chứng khoán Singapore thiết lập rất tốt chỉ số ghi lại hiệu quả hoạt động của chứng khoán BĐS; Cơ quan Tái phát triển đô thị của Singapore (URA) cập nhật thông tin hàng quý về cung - cầu - vốn và giá trị thuê của tất cả các loại BĐS bao gồm khách sạn, công nghiệp, bán lẻ, văn phòng và nhà ở; Sở giao dịch chứng khoán Singapore ứng dụng phương thức quản trị doanh nghiệp và công khai tài chính hiệu quả và đã được chuẩn hóa theo các tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt, hệ thống quản lý - pháp lý của Singapore rất công bằng và hiệu quả, do đó đạt được điểm tối ưu ở chỉ số minh bạch.