Về biện pháp thu hút FDI

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng cán cân thanh toán của Việt Nam (Trang 77 - 83)

Dòng vốn FDI đã và đang đóng góp vào quá trình tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, góp

phần thúc đẩy xuất khẩu các hàng hóa sản xuất tại Việt Nam ra nước ngoài, và tạo được

thặng dư trong cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam. Do đó cần có các giải pháp để thu hút luồng vốn này.

Nhóm giải pháp về luật pháp:

 Văn bản pháp luật phải minh bạch, có hệ thống, đồng bộ, nhất quán, không trùng lắp,

không tuỳ tiện thay đổi, và phù hợp với những cam kết của Việt Nam với WTO.

42

Điều hành chính sách kinh tế vĩ mô trong năm 2009 đã tác động tới tâm lý, kỳ vọng về tỷ giá như thế

 Phải xóa bỏ những giấy phép không cần thiết, đẩy mạnh cải cách hành chính.

 Bổ sung các nội dung còn thiếu.

 Thường xuyên giám sát, kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh và hạn chế những tiêu cực xảy ra trong đầu tư. Và để giúp ban hành những giải pháp kịp thời, hỗ trợ doanh nghiệp.

Nhóm giải pháp về qui hoạch:

 Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu.

 Quy hoạch của từng địa phương cần được xây dựng trên quy hoạch vùng. Quy hoạch

ngành phải gắn với quy hoạch vùng, để tạo môi trường phát triển đồng bộ, cân đối.

 Các dự án đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến, công nghệ cao tạo ra được nhiều

giá trị gia tăng nhưng có xu hướng ngày càng giảm do công nghiệp hỗ trợ của ta chưa

phát triển. Vì vậy, cần có chính sách thuế khuyến khích các dự án công nghệ cao, sản

xuất thiết bị điện tử, viễn thông, cơ khí chế tạo, công nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện.

 Công nghiệp hỗ trợ được xem như công việc giúp cho việc lắp ráp các sản phẩm cuối

cùng thông qua cung cấp các bộ phận chi tiết, linh kiện sản phẩm hàng hoá trung gian

khác. Điều đặc biệt là công nghiệp phụ trợ chủ yếu do các doanh nghiệp vừa và nhỏ đảm

nhiệm.

 Để tạo điều kiện cho công nghiệp hỗ trợ phát triển, ta cần làm là:

 Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

 Xây dựng bộ tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, kỹ năng, công nghệ chuyển giao.

 Thành lập các hiệp hội từng ngành công nghiệp phụ, trên cơ sở hợp tác với các hiệp hội

của ngành công nghiệp đó ở các nước đầu tư vào Việt Nam.

Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng:

 Trước mắt tập trung chỉ đạo, giải quyết tốt việc cung cấp điện, trong mọi trường hợp không để xảy ra tình trạng thiếu điện đối với các cơ sở sản xuất. Khuyến khích sản xuất

và sử dụng điện từ và các loại năng lượng mới như sức gió, thủy triều, nhiệt năng từ mặt

trời.

 Cơ sở hạ tầng cần được nâng cấp nhanh chóng, đặc biệt là các cảng biển và các nhà máy,

đường giao thông, kho bãi với số lượng, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Ưu tiên xây dựng các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường; nâng

 Mở rộng hình thức cho thuê cảng biển, đối tượng cho phép đầu tư dịch vụ cảng biển, dịch

vụ hậu cần để tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển Việt Nam, kêu gọi

vốn đầu tư các cảng lớn của các khu vực kinh tế.

Giải pháp về nguồn nhân lực:

 Tiếp tục tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực, kể cả về cán bộ quản

lý các cấp và cán bộ kỹ thuật. Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung

một số điều của Bộ luật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp.

 Xác định cho đúng những đối tượng cần được đào tạo và đào tạo lại, tránh tình trạng đào tạo tràn lan mà không biết sử dụng vào việc gì. Xây đựng đội ngũ lao động hợp lý về cơ

cấu, có chất lượng.

 Phát triển thêm các trường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo từ các nguồn vốn khác

nhau. Nâng cao ý thức của người học, không chạy theo bằng cấp. Vấn đề ngoại ngữ của

sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường cần có sự quan tâm hơn, để có nguồn nhân lực có

chất lượng cung cấp cho các các doanh nghiệp FDI.

 Đào tạo công nhân kỹ thuật và kỹ sư có chất lượng cao để đáp ứng các yêu cầu tuyển

dụng của nhà đầu tư nước ngoài.

 Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư nói riêng và

quản lý đầu tư nói chung. Vận động và phối hợp với các tổ chức quốc tế hỗ trợ mở các

lớp đào tạo về xúc tiến và quản lý ĐTNN; Phối hợp chặt chẽ và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch.

 Vấn đề đình công trong các doanh nghiệp nước ngoài có sử dụng nhiều lao động là vấn đề đáng quan tâm, Do đó luật lao động cần quan tâm hơn nữa và bổ sung một số điều của

Bộ luật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp,

lành mạnh hóa quan hệ lao động.

Nhóm giải pháp về giải ngân:

 Nguồn vốn đăng ký FDI trong những năm 2007, 2008 có tỉ lệ giải ngân chưa cao. Đặc

biệt là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Các nhà đầu tư chậm triển khai hoặc

 Thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án, tránh

lập dự án lớn để giữ đất, không triển khai; cân nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích đất, kể cả đất KCN.

 Chúng ta cần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, giao đất cho nhà đầu tư đúng tiến độ và có những chính sách hỗ trợ nhà đầu tư trong công tác giải ngân.

 UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần thu hồi đất và thu hồi giấy chứng

nhận đầu tư đối với các dự án FDI không có khả năng triển khai hoặc chưa có kế hoạch

sử dụng hết diện tích đất đã được giao để chuyển cho các dự án đầu tư mới có hiệu quả hơn.

 Chủ động tổ chức việc đền bù giải tỏa và giao đất cho chủ đầu tư theo đúng cam kết, đặc

biệt là các dự án quy mô lớn mà chủ đầu tư sẵn sàng giải ngân thực hiện dự án.

 Việc giao đất đền bù ở các địa phương còn nhiều bất cập, mà chủ yếu là liên quan đến

chính sách dân sinh và an sinh xã hội, và đặc biệt là công tác tái định cư cho người dân. Do đó cần có một qui hoạch tổng thể, một tầm nhìn dài hạn.

 Có hai cách tính vốn FDI: cách thứ nhất vốn FDI là tổng vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam hay hay còn gọi là FDI ròng, là cách theo thông lệ quốc tế. Cách tính thứ hai là tính tổng vốn đầu tư đã thực hiện ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Khi lập

cán cân thanh toán quốc tế thì người ta dùng con số FDI ròng mà không tính phần vốn

phía Việt Nam góp thêm vào. Do đó số FDI được ghi vào cán cân thanh toán quốc tế là vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam đã được giải ngân do đó cần tăng cường các

giải pháp để có thể giải ngân được nguồn vốn FDI đã đăng kí.

4.2.2) Về vay trung và dài hạn: Vay ODA

 Vốn ODA là nguồn vốn bổ sung quan trọng trong vốn đầu tư của Nhà nước dành cho đầu tư phát triển. Mục tiêu chính của ODA nhằm tăng phúc lợi xã hội, cải thiện điều kiện

sống cho người dân ở các nước đang phát triển hơn là hướng trực tiếp đến mục tiêu kinh tế.

 Bằng chứng về những cuộc khủng hoảng nợ của các quốc gia đang phát triển cho thấy

và sử dụng đồng vốn không hiệu quả sẽ làm mất khả năng thanh toán quốc tế và dự trữ

của quốc gia dẫn tới làm sụp đổ nền kinh tế.

ODA là nguồn vốn quý, nhưng cần quan tâm đến một số vấn đề sau đây.

o Thứ nhất, ODA không phải là nguồn vốn cho không. Mặc dù có một tỷ lệ không hoàn lại, nhưng phần lớn vẫn là vay, mà đã là vay thì có vay có trả. Ngay cả vay thì, dù vay với lãi suất thấp, nhưng lại có xu hướng tăng lên. Đó là lãi suất ngoại tệ, còn phải tính thêm sự trượt giá của VND so với ngoại tệ đó, nên lãi suất sẽ không thấp.

o Thứ hai, cùng với việc thu hút ODA là vấn đề nguồn vốn đối ứng trong nước. Cần khắc

phục tư tưởng trông chờ ỷ lại vào nguồn vốn ngân sách, vào nguồn vốn của Trung ương.

Vốn đối ứng là phần vốn trong nước tham gia trong từng chương trình, dự án ODA được cam kết giữa phía Việt Nam và phía nước ngoài trên cơ sở hiệp định, văn kiện

dự án, quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.

Vốn đối ứng không áp dụng đối với các khoản vay nợ và viện trợ không hoàn lại

mà trong hiệp định ký kết không quy định cụ thể phía Việt Nam đóng góp. Trong các trường hợp này, sẽ sử dụng tối đa nguồn vốn ngoài nước để thực hiện dự án. Một số dự

án cần có vốn đầu tư trong nước đã ghi trong quyết định đầu tư sẽ được cân đối theo khả năng nguồn vốn trong kỳ kế hoạch hàng năm của Nhà nước giao các Bộ và Địa phương.

Về nguyên tắc, vốn đối ứng của chương trình, dự án thuộc cấp nào thì cấp đó xử

lý trong ngân sách của mình. Trường hợp một số địa phương, vốn đối ứng phát sinh quá

lớn, vượt khả năng cân đối thì trình Thủ tướng Chính phủ để xin hỗ trợ một phần. Do đó

các cấp phải có biện pháp chủ động về nguồn vốn đối ứng của từng địa phương. Các địa phương cần tích cực sử dụng nguồn vốn đối ứng: Nguồn vốn huy động từ các tầng lớp dân cư, kể cả sự đóng góp bằng công lao động để cân đối nguồn vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA (các chương trình, dự án đầu tư thực hiện theo phương thực Nhà nước và nhân dân cùng làm). [Hướng dẫn cơ chế quản lý vốn đối ứng cho các chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)].

o Thứ ba, nâng cao hiệu quả viện trợ là vấn đề trung tâm, trong đó cần nâng cao hơn nữa tỷ

Các điều kiện ưu đãi của khoản vay ODA giảm sút do rút ngắn thời gian ân hạn.

Biến động giá thị trường. Không huy động được các công trình đi vào hoạt động đúng

tiến độ để phát huy tác dụng. Uy tín về năng lực tiếp thu nguồn vốn ODA bị giảm.43

Vấn đề giải ngân vốn ODA gặp rất nhiều vướng mắc: nguyên nhân chính là do các dự án chậm triển khai, thủ tục hành chính còn quá nhiều vướng mắc, thêm vào đó là

những trì trệ nội tại, cả ở phía chính sách và đơn vị tiếp nhận vốn.

Do nguồn vốn ODA là viện trợ chính thức, do các tổ chức nước ngoài cho vay với

sự đảm bảo của Nhà nước nên việc tiếp cận các nguồn vốn này là do các cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước được ủy quyền. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa có điều kiện tiếp xúc với nguồn vốn này. Trong nền kinh tế nhiều thành phần, với

nguồn vốn vay giá rẻ, mà các doanh nghiệp nhà nước giải ngân không hết. Trong khi các

doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong cảnh thiếu vốn triền miên phải huy động vốn với

giá cao.

Với các nước trong khu vực, hợp tác đầu tư nhà nước - tư nhân (PPP) là cách làm thường thấy để các doanh nghiệp sử dụng tốt nguồn lực viện trợ chính thức theo đường Nhà nước. Cũng bằng cách làm này, tỷ lệ giải ngân vốn ODA của các nước thường cao hơn chúng ta rất nhiều. Trong khi ở Việt Nam thì điều này còn chưa được chấp nhận. Mô

hình PPP không chỉ để giảm tải áp lực về vốn cho ngân sách nhà nước mà còn tạo thêm không gian cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lớn mạnh.

Để làm được điều này thì:

Thông tin về các nguồn ODA cần được công khai, minh bạch với các chủ thể có

khả năng tham gia thực hiện nghĩa là: thông tin về các dự án ODA cần được đăng tải trên

các phương tiện thông tin đại chúng một cách cụ thể về dự án, các tiêu chuẩn cụ thể của

doanh nghiệp tư nhân để có thể đáp ứng được yêu cầu cho việc thực hiện dự án.

Nhà nước và các tổ chức tài chính cần xác lập khung pháp lý, các điều kiện tài

chính và năng lực chuyên môn đi kèm để bảo lãnh cho các nguồn vốn vay ODA của các

chủ doanh nghiệp:

+ Nguồn vốn ODA có hạn, trong khi các doanh nghiệp tư nhân thì ngày càng gia tăng. Do đó cần phải có sự chọn lựa các doanh nghiệp tư nhân đạt những tiêu chuẩn nhất định.

43

Cần có sự minh bạch, công khai về quản lý tài chính trong các công ty tư nhân nghĩa là các công ty này phải thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo tài chính theo qui định. Các báo

cáo tài chính phải tuân theo những chuẩn mực báo cáo tài chính.

+ Cần nghiên cứu bổ sung và mở rộng hình thức bảo lãnh cho doanh nghiệp tư nhân.

+ Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ doanh nghiệp và

người lao động để có thể đáp ứng yêu cầu về năng lực chuyên môn.

+ Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới.

+ Cần có sự giám sát, đánh giá và kèm theo đó là khen thưởng và chế tài đối với các

doanh nghiệp tư nhân thực hiện dự án của nhà nước.

+ Cần có sự nhận xét, đánh giá, giám sát dựa trên các nguyên tắc sử dụng vốn ODA của

các nhà tài trợ.

+ Xây dựng tổ chức công đoàn và tổ chức cơ sở Đảng trong các doanh nghiệp tư nhân.

Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

+ Xây dựng khung pháp lý về thể chế, cơ chế quản lý, thủ tục hành chính và năng lực con người để tạo hành lang pháp lý cho cả cơ quan quản lý nhà nước về ODA lẫn doanh

nghiệp tư nhân sử dụng nguồn vốn này.

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng cán cân thanh toán của Việt Nam (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)