Hệ số ICOR

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng cán cân thanh toán của Việt Nam (Trang 64 - 66)

Chỉ số ICOR là hệ số giá trị sản phẩm gia tăng, nó thể hiện để thu một đồng lợi

nhuận phải bỏ bao nhiêu đồng vốn.

Chỉ tiêu này được tính bằng nhiều cách, song theo cách tính đơn giản mà các

chuyên gia đề cập là lấy tỷ lệ vốn đầu tư/GDP chia cho tốc độ tăng trưởng GDP.

Vai trò:

Hệ số ICOR được tính toán làm cơ sở tham chiếu, xây dựng kế hoạch phát triển

kinh tế trong ngắn hạn (theo quý, nửa năm hoặc một năm). ICOR giúp các nhà lập kế

hoạch tăng trưởng kinh tế xác định để kinh tế kỳ này cứ tăng 1% so với kỳ trước thì cần tăng vốn đầu tư trong kỳ này lên bao nhiêu phần trăm so với kỳ trước.

Tỷ lệ đầu tư trên GDP của Việt Nam luôn ở mức cao so với các nước trong khu

vực. Tính trung bình từ năm 2007 đến 2008 tỷ lệ đầu tư/GDP của Việt Nam là 39.7%.

Năm 2008, tỷ lệ đầu tư/GDP lên đến 43.1%, năm 2009 là 42,8% GDP.27 Vì nước ta đang

trong giai đoạn phát triển nên cần rất nhiều vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và đề

tạo đà tăng trưởng cho những năm sau. Mức đầu tư cao chủ yếu do vốn đầu tư khu vực

FDI và khu vực ngoài nhà nước tăng mạnh.

Hệ số ICOR còn được sử dụng để so sánh vai trò của vốn với các yếu tố tăng trưởng khác như: công nghệ, hoặc so sánh hiệu quả sử dụng vốn (hay hiệu quả đầu tư)

giữa các thời kỳ hoặc giữa các nền kinh tế.

Hệ ICOR cao hơn chứng tỏ thời kỳ đó hoặc nền kinh tế đó sử dụng vốn kém hơn.

Với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, theo khuyến cáo của các định chế tài

chính có uy tín như Ngân hàng Thế giới, ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh

tế phát triển theo hướng bền vững. “Theo con số thống kê qua từng giai đoạn, từ năm

1995, hệ số ICOR của Việt Nam liên tục tăng: từ mức 3,5 giai đoạn 1991 – 1995, tăng đến 5,24 giai đoạn 2001 – 2003. Năm 2008, hệ số ICOR của nền kinh tế là 6,6 – đã gấp hơn 2 lần mức khuyến nghị, và đến năm 2009, ICOR lại leo lên con số 8. Điều đáng nói ở

khu vực đầu tư công, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước, thành phần chủ đạo của nền

kinh tế, thì hệ số ICOR lại cao vọt. Nếu hệ số ICOR chung của nền kinh tế là 8, ICOR của khu vực kinh tế Nhà nước lên tới 12.”28

27

Khám sức khỏe kinh tế Việt từ chỉ số ICOR

28

Sự gia tăng các ICOR là xu hướng cần thiết do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, sự gia tăng nhanh chóng của ICOR đã luôn luôn không bình thường và

có liên quan đến quá trình phát triển mỗi nền kinh tế. ICOR của Việt Nam thậm chí còn

cao hơn một số khu vực các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc và Ấn Độ. Một điều ngạc nhiên là Ấn Độ đã đạt được tốc độ tăng trưởng xấp xỉ như Việt Nam

từ năm 2000 đến 2007, trong khi tỉ lệ đầu tư của họ chỉ cao bằng 2/3 của Việt Nam. Điều đó nghĩa là Ấn Độ chỉ cần 3,5 đơn vị đầu tư để tạo ra một đơn vị tăng trưởng trong khi

Việt Nam cần 5 đơn vị đầu tư để tạo ra một đơn vị tăng trưởng. Trung Quốc chỉ cần 4 đơn vị đầu tư để tạo ra một đơn vị tăng trưởng. Theo giáo sư David Dapice, lí do là do

tham nhũng không đủ để giải thích bởi vì Indonexia có mức độ tham nhũng cao giữa các nước Đông Á, xếp hạng 130 trong 163 quốc gia và Malaysia có mức độ tham nhũng thấp

nhất Đông Á, xếp hạng 44 trong 163 nước thì gần như có cùng một hệ số ICOR trong

danh sách xếp hạng của tổ chức minh bạch thế giới. Trung Quốc, Ấn Độ và Philippines có hệ số ICOR thấp, nhưng Ấn Độ và Trung Quốc xếp hạng 70 trong khi Philippines xếp

hạng 121 sau Việt Nam hạng 111. Vì vậy, theo giáo sư David Dapice, sự hợp tác của sức

mạnh tài chính, chi tiêu hạn chế của Chính Phủ và phạm vi của cạnh tranh tín dụng sẽ tác động đến ICOR. Về khía cạnh này, Việt Nam sẽ tụt hậu sau các nước trong khu vực. Việc tăng ICOR của cả nền kinh tế kèm theo ICOR tăng trưởng nhanh trong khu vực nhà nước

(3,7-9,4) và khu vực FDI. Các hệ số ICOR khu vực FDI là rất cao bởi vì mức đầu tư cao

(vốn đắt tiền, công nghệ và kỹ thuật trình độ cao) và năng suất lao động cao. Để chính

phủ (bao gồm cả ngân sách nhà nước và doanh nghiệp nhà nước), vấn đề liên quan đến đầu tư công, đặc biệt là đầu tư cho cơ sở hạ tầng; chất lượng đầu tư, khả năng quản lý ở

các cấp độ vĩ mô cũng như mức độ vi mô và năng suất lao động thấp. Đó là một tình hình nghiêm trọng bởi vì nó đã xảy ra trong các khu vực kinh tế quyết định và có tiềm năng

phát triển mạnh và vị trí tốt nhất trong nền kinh tế.29

Tuy nhiên, ICOR là một chỉ số không hoàn hảo. Bên cạnh chỉ số này, để tính hiệu

quả tích lũy của đầu tư, chúng ta còn phải phân tích những yếu tố khác, chẳng hạn, năng

suất của cả nguồn vốn công và vốn tư nhân.

29

Để đảm bảo hiệu quả đầu tư, có hai yếu tố cân nhắc: đầu tư đúng đối tượng, và môi

trường kinh doanh liên tục được cải thiện (tính cạnh tranh) để tiền rót vào được sử dụng

hiệu quả.

Mặc dù hệ số ICOR ở Việt Nam trong những năm gia tăng, phần nào thể hiện

hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế thấp. Nhưng ở khía cạnh nào đó thì những vấn đề đang

tồn tại ở Việt Nam cần thời gian để cải thiện, Chính Phủ Việt Nam đang ra sức làm điều đó. Đặc biệt năm 2010 là năm cuối của kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội 2006-

2010, do đó mọi thành phần kinh tế điều phấn đấu đạt mục tiêu của kế hoạch 5 năm.

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng cán cân thanh toán của Việt Nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)