Dòng vốn FDI

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng cán cân thanh toán của Việt Nam (Trang 68 - 73)

Khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu đã làm cho nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong năm 2009 giảm đáng kể.

Muốn xem xét FDI vào Việt Nam trong năm 2010 và những năm sau đó nữa, thì chúng ta phải nhìn vào 2 vấn đề. Một là sức mạnh nội tại nền kinh tế Việt Nam như thế nào để có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Hai là bản thân các công ty đa quốc gia như thế nào sau khủng hoảng.

Tình hình trong nước : Thuận lợi:

- Nền chính trị ổn định

36

- Quy mô thị trường tiềm năng: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy

Việt Nam hiện là nước đông dân thứ 3 Asean và thứ 13 trên thế giới.

Cụ thể, tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009, dân số của Việt Nam là 85.789.573 người, tăng

9,47 triệu người so với năm 1999 (với sai số thuần là 0,3%). Đây là một thị trường tiêu thụ tiềm năng.

- Chi phí sản xuất thấp:

+Nguồn nguyên vật liệu dồi dào. +Nguồn lao động trẻ, dồi dào.

Mới đây nhất, Việt Nam đã vượt 9 bậc so với lần xếp hạng trước đó vào năm

2007, và lọt vào tốp 10 trong Bảng xếp hạng 50 nước và vùng lãnh thổ hấp dẫn đầu tư

nhất thế giới của Công ty tư vấn toàn cầu AT Kearney công bố ngày 11/6/2009:

+ Kết quả nghiên cứu của AT Kearney cho biết, Việt Nam là quốc gia có mức tăng thứ

hạng cao nhất trong khu vực châu Á về mức độ hấp dẫn gia công phần mềm .

+ Bảng xếp hạng này dựa trên những yếu tố kích thích và thu hút công ty nước ngoài. + Theo bảng xếp hạng mới của AT Kearney, Việt Nam đã vượt Brazil, Mexico và Sri

Lanka trong lĩnh vực cung cấp các hợp đồng tin học. Đứng đầu danh sách này là Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan.

+ “Kinh tế thế giới và Việt Nam cùng chịu tác động nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh

tế toàn cầu bắt đầu từ cuối năm 2008. Với Việt Nam, đáy của khó khăn rơi vào quý

I/2009 khi tăng trưởng GDP giai đoạn này chỉ đạt mức 3,1%, mức thấp nhất trong

hàng chục năm qua. Các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ, xuất khẩu...đồng

loạt gặp khó khăn, rơi vào đình trệ...

Tuy nhiên, sau giai đoạn này, nhờ hàng loạt các giải pháp kích thích kinh tế của

Chính phủ như cho vay hỗ trợ lãi suất; miễn, giảm, hoãn thuế với rất nhiều hàng hoá, dịch vụ; nới lỏng chính sách tiền tệ..., kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển

nhanh chóng, dần ổn định trong quý II và phục hồi nhanh chóng chóng 2 quý còn lại để đạt mức tăng trưởng GDP cả năm tới 5,2%. Đây là một trong những mức tăng trưởng ấn tượng trong khu vực châu Á cũng như trên thế giới.”37

37

Nhìn lại kinh tế Việt Nam năm 2009 (http://home.vnn.vn/_nhin_lai_kinh_te_viet_nam_nam_2009_- 50397184-624125143-0)

+ Việt Nam đã cắt giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 28% xuống còn 25% và loại bỏ thuế thu nhập bổ sung đối với hoạt động chuyển nhượng đất đai. Việt Nam

cũng áp dụng một luật thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng mới.

+ Cùng với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản Việt Nam

cũng có những giai đoạn thăng hoa của quý II, quý III, trước khi trầm lắng trở lại trong quý IV năm 2009.

 Các giải pháp chính sách của các chính phủ nhằm giải quyết khủng hoảng tài chính và phục hồi kinh tế đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo các điều kiện thuận lợi để phục hồi tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Đồng thời sức phát

triển tiềm năng của nền kinh tế Việt Nam cũng là điều đáng để các nhà đầu tư nước

ngoài quan tâm.

Khó khăn:

- Tuy Việt Nam được đánh giá cao về chi phí gia công rẻ, tuy nhiên chất lượng và sự sẵn

có nguồn nhân lực lại thua một số nước láng giềng.

- Dù gần đây VN có nhiều cải cách như vậy nhưng vì nhiều nền kinh tế khác cải cách

rộng hơn, mạnh mẽ hơn nên VN không thể thăng hạng. Hầu hết các quốc gia đều tập

trung rút ngắn thủ tục thành lập doanh nghiệp và thuế, coi đây là hai lĩnh vực tác động

lớn nhất đến doanh nghiệp và nền kinh tế. Trong khi đó ở VN, việc thành lập doanh

nghiệp vẫn khá rườm rà (cần 11 thủ tục, diễn ra trong 50 ngày...). Trong lĩnh vực thuế,

còn 32 lần đóng thuế trong một năm, tương đương 1.050 giờ và tổng số thuế phải trả

chiếm 40,1% lợi nhuận.

=> Bên cạnh các thuận lợi, thì cũng còn rất nhiều khó khăn cho sự phát triển kinh tế bền

vững và ổn định của Việt Nam trong thời gian tới.

Nhưng nhìn chung, với tất cả thuận lợi và tiềm lực bên cạnh những khó khăn, thị trường

Việt Nam vẫn còn sức thu hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư nước ngoài trong trung và dài hạn.

Tình hình thế giới:

Bức tranh kinh tế thế giới đã có những tín hiệu lạc quan trên hầu hết các mặt sau

một thời gian dài suy thoái. Điều này khẳng định những hành động chống khủng khoảng

và suy thoái kinh tế của các nước trên thế giới đã đúng hướng. Với những dấu hiệu như

vậy, chứng tỏ nền kinh tế thế giới bước đầu đã chạm đáy, đà suy giảm đã chậm lại. Tất cả đang chờ đợi sự hồi phục của kinh tế trong thời gian tới.

Với những thành quả đạt được để giúp kinh tế phục hồi, đều đó cũng giúp cho các công ty đa quốc gia có điều kiện phục hồi sau những hậu quả của khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế Mỹ suy thoái và kinh tế thế giới tăng trưởng

chậm lại sẽ gặp nhiều khó khăn, không ít công ty đa quốc gia lãi rất ít, thậm chí thua lỗ. Các nước đều quan tâm đến thị trường trong nước, tập trung vào kích cầu nội địa,

các nhà đầu tư phải có chiến lược toàn cầu, họ không thể thực hiện dự án mạo hiểm và mạnh tay như trước.

Trước trạng thái mới của thị trường thế giới, các công ty đa quốc gia phải đánh

giá lại chiến lược kinh doanh và đầu tư của họ, chắc chắn tạm thời phải thu hẹp phạm vi và đình hoãn một số dự án đầu tư không có khả năng thu xếp các khoản tín dụng. Do vậy,

nhiều dự án FDI đã được cấp phép có khả năng giãn tiến độ, thu hẹp quy mô hoặc không

thực hiện, sẽ khó bơm thêm vốn cho các dự án mới cũng như dự án muốn mở rộng sản

xuất, làm cho tỷ lệ vốn FDI thực hiện so với vốn FDI đăng ký giảm so với những năm trước.

Đối với những nhà đầu tư tiềm năng, Việt Nam vẫn là thị trường hấp dẫn đối với

họ nhìn tầm trung hạn và dài hạn. Họ sẽ đến nước ta tìm hiểu thị trường và cơ hội nhưng

chắc chắn phải cân nhắc kỹ hơn, mất nhiều thời gian hơn để quyết định tiến hành dự án đầu tư; các ngân hàng cũng không dễ đưa ra quyết định cho vay các dự án lớn trong điều

kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Là các ngân hàng đối mặt với khó khăn sẽ thận trọng hơn với các khoản tín dụng

dành cho giới đầu tư. Thông thường, 70% vốn đầu tư nhờ tín dụng ngân hàng, chỉ có

30% còn lại là do các nhà đầu tư bỏ ra. Các ngân hàng thận trọng và khắt khe hơn với các điều kiện tín dụng cũng sẽ làm giảm luồng vốn.

Nhưng đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam cũng sẽ bị chia sẻ, giảm đi do cơ hội đầu tư vào các nước tương đối rộng.

Nhìn vào tình hình đầu tư nước ngoài năm 2009 thì chúng ta thấy rằng các nhà

đầu tư nước ngoài vẫn đánh giá khá cao về môi trường và triển vọng đầu tư trung - dài hạn tại Việt Nam. Bởi vậy, thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam sẽ vẫn có triển vọng

Trong tương lai số dự án đầu tư theo hướng lâu dài, bền vững sẽ gia tăng và các lĩnh vực

thu hút sự quan tâm lớn của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục là lọc hóa dầu, khai khoáng và bất động sản.

Vậy thì FDI của Việt Nam phụ thuộc vào tình hình của các nước đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mà cụ thể là vào Việt Nam, và bản thân sức hấp dẫn của thị trường Việt

Nam. Theo đánh giá của IMF, triển vọng kinh tế thế giới năm 2010 sẽ không hứa hẹn,

bởi còn nhiều vấn đề đáng lo ngại như cầu về nhà đất và đầu tư vẫn ở mức thấp, và tiếp

cận tín dụng có khó khăn. Nên với dấu hiệu hiện tại của nền kinh tế thế giới, FDI vào Việt Nam sẽ giảm trong năm 2009, 2010 và sẽ phục hồi về những năm sau 2010.

“Với mục tiêu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, bên cạnh việc tập trung thực

hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế

khoảng 6,5-7% năm 2010, Chính phủ đang chủ trương, tiếp tục thu hút và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn FDI đã cam kết, có định hướng thu hút FDI vào các vùng một cách hợp lý và vào các lĩnh vực ưu tiên.

Do dòng vốn đăng ký FDI của các năm trước đều ở mức cao và trong điều kiện

nền kinh tế thế giới có xu hướng phục hồi, vốn thực hiện trong năm 2010 được dự kiến sẽ tăng hơn năm 2009 với mức 10-11 tỷ USD (tăng 10%).”

Thực tiễn trong những năm qua thì nguồn vốn FDI và ODA vẫn chiếm phần lớn trong cơ cấu cán cân vốn, và xu hướng đó vẫn sẽ tiếp tục duy trì trong tương lai.

Từ những nhận xét trên trong khoản thời gian từ năm 2010 – 2015, cả dòng vốn

FDI và ODA sẽ gia tăng so với năm 2009. Theo dự báo của IMF cán cân vốn khoảng thời

gian từ 2010 đến 2013 sẽ có xu hướng gia tăng.

Phần 4: Các biện pháp cải thiện cán cân thanh toán của VN

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng cán cân thanh toán của Việt Nam (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)