Tự do hóa tài chính

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng cán cân thanh toán của Việt Nam (Trang 51 - 54)

“Tự do hóa tài chính là quá trình giảm thiểu và cuối cùng là hủy bỏ sự kiểm soát

của Nhà nước đối với hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia, làm cho hệ thống này hoạt động tự do hơn và hiệu quả hơn theo quy luật thị trường. Nội dung cơ bản của tự do

hóa tài chính bao gồm: Tự do hóa lãi suất, tự do hóa hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại (NHTM), tự do hóa hoạt động ngoại hối, tự do hóa hoạt động của các tổ

chức tài chính trên thị trường tài chính.”16

Tự do hóa tài chính bao gồm tự do hóa tài chính trong nước và tự do hóa tài chính với nước ngoài. Vấn đề liên quan đến sự gia tăng các dòng vốn ngoại vào nền kinh tế nên chúng ta chỉ tập trung vào tự do hóa tài chính với nước ngoài. Tự do hóa tài chính với nước ngoài bao gồm tự do hóa giao dịch vãng lai và tự do hóa giao dịch vốn.

16

Ở cấp độ tự do hóa tài chính nước ngoài: loại bỏ kiểm soát vốn và các hạn chế trong quản

lý ngoại hối.

“Các nước OECD tập trung vào tự do hóa các luồng vốn, đầu tiên là tự do hóa đầu tư nước ngoài trực tiếp, cuối cùng là tự do hóa tài khoản vốn; ADB dựa vào rủi ro để đánh giá và xây dựng lộ trình tự do hóa tài chính với mục tiêu cuối cùng là tự do hóa tài khoản vốn; cách tiếp cận của IMF cũng khá phức tạp, đó là xem xét đầy đủ mọi vấn đề từ

cải cách vi mô, cơ cấu, xây dựng thể chế, các chính sách kinh tế vĩ mô và cơ chế tỷ giá để

xây dựng lộ trình tự do hóa.”1

Từ tháng 12/2005, các giao dịch vãng lai đã được tự do hóa hoàn toàn và các giao dịch

vốn đã được nới lỏng đáng kể với việc ban hành Pháp lệnh Ngoại hối. Hiện nay, các giao

dịch vốn, nhất là dòng vốn ra vẫn được kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo sự ổn định của

hệ thống tài chính và giảm thiểu rủi ro do việc rút vốn ồ ạt ra nước ngoài.

Nhưng gần đây đã có sự thay đổi đáng kể, đặc biệt khi dòng vốn nước ngoài di chuyển mạnh mẽ vào Việt Nam, điểm đáng chú ý là sự thay đổi của biên độ tỉ giá

VND/USD. Cụ thể là trong năm 2007, lượng đô la trong nền kinh tế tăng nhanh và ngay

lập tức gây sức ép tăng giá đồng tiền Việt Nam, để ổn định tỉ giá thì Ngân hàng Nhà nước

buột phải tung tiền đồng ra để mua đô la vào. Như vậy khối lượng tiền đồng phải bơm ra

sẽ phụ thuộc vào lượng đô la di chuyển vào nền kinh tế nhiều hay ít. Lúc đó, việc điều

hành chính sách tiền tệ phải phụ thuộc vào lưu lượng đô la trong nền kinh tế, điều này lại

nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng nhà nước, khiến chính sách tiền tệ trở nên hết sức

bị động.

Trong những giai đoạn nhất định thì tỉ giá hối đoái được ngân hàng nhà nước

quản lí vừa cố định vừa linh hoạt góp phấn tạo điều kiện cho phát triển thương mại. Bảng

tỉ giá dưới đây cho thấy rằng khi càng tự do hóa tài chính thì tỉ giá càng có sự linh động hơn và ngày càng tự do theo điều chỉnh của thị trường nếu các công cụ quản lí nhà nước

Nguồn:Tổng hợp từ Internet

Biên độ tỉ giá được nới rộng hơn để cho tỷ giá giữa VND và USD linh hoạt hơn,

hiệu quả hơn, sát với điều kiện thị trường hơn. Với sự nới rộng biên độ này thể hiện sự

biến động của tỉ giá sẽ tự do hơn, theo qui luật thị trường. Đây là việc thực hiện cơ chế tỉ giá theo hướng linh hoạt hơn, một dấu hiệu của việc chính phủ đang dần dần thực hiện tự

do hóa tài chính.

- Việt Nam đã thiết lập được các mối quan hệ tài chính với các tổ chức tài chính tiền tệ

quốc tế: Quỹ tiền tệ thế giới (IMF); Ngân hàng thế giới (WB) kể từ năm 1992.

- Gia nhập và trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995.

- Tham gia các diễn đàn hợp tác kinh tế: Diễn đàn hợp tác Á – Âu tháng 3.1996 với tư

cách là thành viên sáng lập. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)

từ tháng 11.1998.

- Tham gia khu mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).

-Tháng 7.2000, Việt Nam đã tiến hành đàm phán và ký kết hiệp định thương mại Việt

Mỹ, đến tháng 12.2001 Quốc hội hai nước đã chính thực thông qua hiệp định này.

=> Tất cả những nỗ lực trên nhằm giúp cho Việt Nam mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo điều kiện cho dòng vốn quốc tế vào Việt Nam.

Phần 3: Dự báo khả năng chịu đựng thâm hụt tài khoản vãng lai và

xu hướng cán cân vốn của VN

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng cán cân thanh toán của Việt Nam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)