Nợ vay trung và dài hạn

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng cán cân thanh toán của Việt Nam (Trang 66 - 68)

“Theo Bộ Tài chính, ở thời điểm 30-6-2009, nợ nước ngoài của Việt Nam bằng 29,8%

GDP (23,6 tỷ USD).

30

Dự báo 2 kịch bản tăng trưởng và lạm phát năm 2010_Nguyễn Văn Giàu

31

Sau tháng 6-2009, Việt Nam ký thỏa thuận vay và bảo lãnh có giá trị tổng cộng gần 4,5 tỷ

USD gồm:

- 1,205 tỷ USD với Ngân hàng Phát triển Châu Á.

- 927 triệu USD với Ngân hàng Thế giới.

- 1,33 tỷ USD với Nhật Bản (chưa kể khoản 290 triệu USD mà nước này vừa ký cho

Việt Nam vay hồi đầu tháng 3-2010). - Phát hành 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế.”32

Nếu tính thêm 146 nghìn tỷ đồng và 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ trong năm

2010, cùng với số vốn ODA tài trợ mới trong năm này, đến hết năm 2010, tỷ lệ nợ công

sẽ cao hơn nữa, có thể sẽ đạt mức 50% GDP.33

Vay nợ trung và dài hạn cần có sự kiểm soát chặt chẽ hơn nữa. Theo báo cáo bộ tài chính, tính đến cuối năm 2009, cơ cấu nợ công gồm nợ Chính phủ chiếm 79.3%, nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm 17.6% và nợ chính quyền địa phương chiếm 3.1%.

Trong nợ chính phủ thì nợ nước ngoài chiếm 60% (trong đó ODA chiếm 85%), còn lại nợ trong nước chiếm 40%.34

Các cam hết ODA:

“Một xu hướng tích cực cần khẳng định là trong những năm gần đây, số vốn

ODA mà Việt Nam thu hút được năm sau luôn cao hơn năm trước và đạt đến mức kỷ lục vào năm 2009.

Điều này cũng tạo ra những áp lực không hề nhỏ, phần vì điều kiện vay đã kém

ưu đãi hơn (Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình), phần vì khả năng

hấp thụ và phát huy có hiệu quả nguồn vốn ODA cũng là một thách thức rất lớn. Nhóm

sáu ngân hàng phát triển quốc tế vẫn đánh giá tỷ lệ giải ngân vốn ODA của Việt Nam

thấp hơn mức trung bình của khu vực.”35

“Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam đã bế mạc chiều 4/12/2009

với số tiền cam kết viện trợ kỷ lục từ trước tới nay: hơn 8 tỷ USD cho năm 2010, trong đó hơn 1,4 tỷ USD là viện trợ không hoàn lại. Đây là kỷ lục mới về cam kết ODA cho

Việt Nam với mức tăng tới hơn 36% so với kỷ lục cũ năm 2009 (5,9 tỷ USD, đã bao gồm

cam kết muộn của Nhật Bản) và vượt ra ngoài dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước

32 Vay nợ nước ngoài: Kinh nghiệm từ Iceland và Hy Lạp

33

Nợ công và ODA

34

Cam kết tài trợ ODA hơn 8 tỷ USD

35

đó (dự báo ODA năm 2010 chỉ tăng từ 10 - 15%). Trong số này, về phía các tổ chức phát

triển, Ngân hàng Thế giới là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam với gần 2,5 tỷ USD; tiếp đến là Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) với gần 1,5 tỷ USD. 15 quốc gia thuộc cộng đồng châu Âu (EU) tài trợ 1,082 tỷ USD, trong đó Pháp tiếp tục là nhà tài trợ lớn nhất với

378,26 triệu USD.

Về phía các quốc gia tài trợ trực tiếp cho Việt Nam, Nhật Bản vẫn là quốc gia tài trợ quan trọng nhất, với 1,64 tỷ USD; kế đến là Hàn Quốc 270 triệu USD, Mỹ 138 triệu

USD...”36

Chính phủ khuyến khích sự có mặt của các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh

vực đầu tư hạ tầng, đặc biệt với các ngành giao thông, điện năng, viễn thông và vận tải. Theo đó, hiện Việt Nam cần phát triển toàn bộ hệ thống hạ tầng, từ đường cao tốc, hàng

không, đường sắt cao tốc, tàu điện ngầm tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM.

Trong đó, Chính phủ đang đặc biệt quan tâm đến phát triển nhanh ngành hàng không. Trong nhiều năm nay, ngành này có tốc độ tăng trưởng 15-18%. Bên cạnh đó, vận tải và cảng biển cũng đang cần được đầu tư để mở rộng.

Trong tương lai thì dòng vốn ODA sẽ là một nguồn vốn đáng kể, để xây dựng cở

sở hạ tầng và góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Bởi vì Việt Nam ngày càng

được cộng đồng quốc tế ủng hộ và do ngày càng giải ngân hiệu quả hơn. Do đó nguồn

vốn ODA sẽ có xu hướng gia tăng vào những năm sau 2010.

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng cán cân thanh toán của Việt Nam (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)