Tỉ giá hối đoái:

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng cán cân thanh toán của Việt Nam (Trang 49 - 51)

Dong per U.S.dollar, end of period

16977 16114 16054 15916 15777 15646 15403 15084 14514 14028 13890 12292 11149 11015 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010

Có thể nhìn thấy rằng, trong hai năm 1995-1996, và trong khoảng thời gian 2004- 2007, tỉ giá USD/VND rất ổn định, trong khi NEER và REER đã có những thay đổi đáng

kể. Sự ổn định tỷ giá hối đoái danh nghĩa những năm này đã tạm thời góp phần tích cực

vào việc kiềm chế lạm phát, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong khoảng thời gian 1997-2003 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á làm cho tỉ giá USD/VND tăng. Chính sách tỷ giá hối đoái được điều hành nhằm

chống đỡ tác động của cuộc khủng hoảng và khắc phục tình trạng đánh giá cao VND thời gian trước đó. Mặc dù thị trường tài chính – tiền tệ của Việt Nam chưa phát triển đầu đủ

và mở cửa nên không bị kéo ngay vào làn sóng của cuộc khủng hoảng, nhưng Chính phủ

và NHNN Việt Nam đã nhận thấy tính chất nghiêm trọng của ổn định chế độ tỷ giá danh

nghĩa kéo dài – một nguyên nhân quan trọng tạo ra cuộc khủng hoảng nên đã có những

biện pháp xử lý tương đối hợp lý, ngăn chặn được những cú sốc không cần thiết đối với

nền kinh tế. Vì vậy tháng 10 năm 1997, NHNN đã quyết định mở rộng biên độ giao dịch

giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá giao dịch tại các thị trường liên ngân hàng từ (+) (-) 5% lên (+) (-)10%. Nới rộng biên độ giao dịch đã làm cho tỷ giá thị trường tăng mạnh. Mặc

dù tỷ giá tăng, nhưng giá cả trên thị trường không có những biến động đáng kể.

Giai đoạn từ 2005 đến 2007, tỉ giá VND/USD danh nghĩa tăng lên, điều này làm cho giảm giá đồng Việt Nam thì giá trị tài sản của Việt Nam nói chung và giá trị của các

doanh nghiệp nói riêng (cổ phiếu trên thị trường chứng khoán) sẽ trở nên rẻ hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài, kích thích dòng vốn ngoại đổ vào Việt Nam.

Từ năm 1999, NHNN chấm dứt công bố tỷ giá chính thức, mà chỉ công bố tỷ giá

giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng, đồng thời biên độ giao dịch dao động

cũng giảm xuống chỉ còn (+) (-) 0,1%. Việc can thiệp của Nhà nước đối với tỷ giá được

thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động mua bán ngoại tệ của NHNN trên thị trường ngoại

hối, xoá bỏ phương thức quản lý mang nặng tính chất hành chính chủ quan trước đây. Từ đó cho đến nay, tỷ giá hối đoái đã được hình thành theo cơ chế thị trường, bám sát sự

biến động của thị trường thế giới, phản ánh tương đối sát quan hệ kinh tế quốc tế giữa đồng nội tệ và ngoại tệ, nên đã cải thiện cơ bản cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.

NEER (tỉ giá hiệu lực danh nghĩa) giảm từ năm 2004 đến 2007.

Trong hai thời kỳ (1992-1996, 2004-2007) khi Việt Nam đồng được cố định hiệu

quả với đô la Mỹ, vì vậy mà đường NEER được quyết định bởi sức mạnh của đồng đô la

Mỹ so với các loại tiền tệ của các đối tác thương mại khác. Tương tự, REER được xác định, cho các giá trị của NEER và chênh lệch tỷ lệ lạm phát giữa Việt Nam và các đối tác

kinh doanh rất lớn trong thời gian này. Khi điều đó đã xảy ra, trong cả hai thời kỳ, REER có xu hướng tăng, cho thấy mất khả năng cạnh tranh do tỉ giá thực hiệu lực tăng.

Trong giai đoạn 1997-2003, chính quyền đã có ít sự lựa chọn nhưng để cho phép

sự nới rộng trong tỉ lệ VND/USD danh nghĩa song phương. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và thực hiện các biện pháp tự do hóa thương mại. Bất cứ khi nào những bất trắc như vậy qua đi, chính quyền sẽ quay trở lại một tỷ lệ tương đối ổn định VND/USD.

Trong những trường hợp đặc biệt, chỉ những ngân hàng thương mại với những

tình huống ngắn quá vượt quá giới hạn một số lượng cố định có thể tiếp cận Ngân hàng

Nhà nước mua ngoại tệ tại tỷ giá được cố định. Hơn nữa, hệ thống cho phép ưu tiên được

dành cho việc nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu (như xăng dầu, phân bón và thuốc), và

cho các ngân hàng thương mại phục vụ khách hàng tham gia vào các hoạt động ưu tiên.

Một số giai đoạn mà Việt Nam cũng từng trải qua áp lực nội tệ trong nước được

đánh giá cao. Ví dụ, do một sự đột biến trong luồng vốn vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước phải đối mặt với tình trạng khó xử cho dù có hay không can thiệp vào thị trường ngoại hối để ngăn chặn tỉ giá VND/USD giảm. Cách giải quyết của

Ngân hàng xử lý các tình huống tạm thời cho thấy rằng, so với Trung Quốc, chính phủ

Việt Nam ít có khuynh hướng can thiệp đầy đủ vào thị trường ngoại hối, ngay cả khi đồng nội tệ đã chịu áp lực tăng giá.

Thảo luận trong các bài nghiên cứu thừa nhận, Ngân hàng Nhà nước phải đối mặt

tại một thời điểm với một số mục tiêu kinh tế vĩ mô mâu thuẫn. Một mặt, nếu tỷ giá hối đoái được phép linh hoạt hơn, một sự đánh giá cao của VND sẽ xảy ra sau đó và điều này được xem là có hại cho sức cạnh tranh bên ngoài của đất nước. Mặt khác, nếu Ngân hàng Nhà nước duy trì tỷ giá hối đoái hiện hành bằng cách mua ngoại tệ, điều này có thể

thêm vào sự tăng trưởng trong tiền bạc và tín dụng, với hậu quả là có khả năng lạm phát.

Nhìn chung với tỉ giá hối đoái ở nước ta trong thời gian qua có ảnh hưởng rất nhiều đến

tài khoản vãng lai, nhưng tác động ít đến tài khoản vốn.

Một phần của tài liệu Thực trạng và xu hướng cán cân thanh toán của Việt Nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)