Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 78
Thứ nhất, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm kiểm soát lạm phát, nới lỏng biên độ tỷ giá theo từng thời điểm, tránh tác động mạnh đến yếu tố tâm lý, giá cả.
Thứ hai, phối hợp điều hành hiệu quả của các bộ, ngành liên quan nhằm hướng tới sự phát triển lành mạnh nền kinh tế và hiệu quả của thị trường tài chính, cụ thể: Chính phủ đẩy mạnh phát hành các công cụ nợ (tín phiếu, trái phiếu…) để thu hút tiền, qua đó ngân hàng Nhà nước có thể sử dụng nghiệp vụ thị trường mở hoặc chiết khấu các công cụ này để giảm lượng tiền cung ứng. Ngoài ra, ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục thực hiện cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán trên cơ sở xây dựng các tiêu chí giám sát rủi ro thích hợp, trong điều kiện hiện tại, nếu giá chứng khoán vẫn tiếp tục giảm mạnh, ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo các ngân hàng thương mại giãn nợ, khoanh nợ, ngưng giải tỏa cầm cố số hợp đồng cổ phiếu đến hạn hoặc số cổ phiếu có giá xuống thấp.
Thứ ba, từng bước giảm dần mặt bằng lãi suất nhằm hỗ trợ khó khăn cho các doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm, tăng khả năng cho xuất khẩu. Khuyến khích xuất khẩu thông qua hỗ trợ vốn, cắt giảm thuế, giãn thuế.
Thứ tư, tiếp tục triển khai gói kích cầu nhằm giải quyết công ăn việc làm, hỗ trợ tiêu dùng và công trình đầu tư thực sự hiệu quả. Thanh kiểm tra và đánh giá hiệu quả của từng dự án để có những điều chỉnh cho phù hợp.
Thứ năm, cải cách thể chế, hành chính để thu hút vốn đầu tư, tập trung nguồn lực thúc đẩy kinh tế phát triển.