TTCP biến động mạnh trong khoảng thời gian từ 2006 đến tháng 6/2009 đã thể hiện tâm lý bầy đàn của các nhà đầu tư. Đa số các nhà đầu tư trên thị trường đều mang sắc thái đơn lẻ, nhỏ bé, thiếu kiến thức, hạn chế về kỹ năng phân tích, phán đoán, nhận định tình hình. Thị trường vẫn còn thiếu lực lượng
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 71
nhà đầu tư chuyên nghiệp, những nhà tạo lập thị trường với những kiến thức chuyên sâu, có kinh nghiệm và am hiểu về luật pháp trong lĩnh vực chứng khoán.
Các sản phẩm giao sau nói riêng và sản phẩm phái sinh nói chung là các công cụ phòng chống rủi ro phức tạp và là các sản phẩm khá mới mẻ đối với thị trường Việt Nam. Tuy nhiên khi được hỏi về công cụ phái sinh thì các nhà đầu tư chỉ biết đến hợp đồng kỳ hạn, là công cụ phái sinh đơn giản nhất và chứa đựng rủi ro nhiều nhất trong số các công cụ phái sinh. Hơn nữa, các nhà đầu tư còn nhập nhằng giữa việc sử dụng công cụ phái sinh đề đầu cơ thu lợi nhuận và phòng chống rủi ro, họ không nghĩ rằng việc sử dụng sản phẩm phái sinh là phòng ngừa rủi ro, thay vào đó họ chỉ muốn kiếm được lợi nhuận và không bị lỗ. Nhân viên của các CTCK, đặc biệt là các công ty con của ngân hàng thương mại, thông thường được chuyển từ ngân hàng sang lĩnh vực chứng khoán, trong khi đó kiến thức chuyên môn về kinh doanh chứng khoán còn rất mơ hồ.
Do tính chất phức tạp của công cụ phái sinh nên việc trang bị kiến thức và cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm dự báo biến động giá cả trong tương lai phải được kịp thời, liên tục, chính xác. Điều này đòi hỏi các tổ chức và các nhà đầu tư cần phải chuyên nghiệp trong suy nghĩ và hành động nhưng điều này tại Việt Nam hiện nay vẫn còn hạn chế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Sau khi nghiên cứu chương 1 – Cơ sở lý luận về hợp đồng cổ phiếu giao sau và chương 2 – Kinh nghiệm tổ chức và vận hành sàn giao dịch cổ phiếu giao sau của một số quốc gia trên thế giới thì trong chương 3, tác giả đã đánh giá khái quát thực trạng TTCP và thị trường giao sau tại Việt Nam cũng như một số khó khăn còn tồn tại khi xây dựng thị trường giao sau về cổ phiếu tại Việt Nam. Bức tranh đầy biến động của TTCP Việt Nam được bộc lộ khá rõ nét trong giai đoạn từ năm 2000 đến tháng 6/2009. Thông qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh sự cần
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 72
thiết phải áp dụng hợp đồng giao sau vào TTCP tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 73
CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG SỞ GIAO DỊCH