Plastic trở thành nhiên liệu trong tương la
TÌM RA CÁCH AN TOÀN HƠN ĐỂ DÒ CÁC KHOÁNG URANIUM
Mối đe dọa từ bom bẩn và các kế hoạch sử dụng năng lượng hạt nhân như nguồn năng lượng khiến các nhà khoa học tại Đại học Công nghệ Queensland tìm ra một cách mới an toàn hơn để dò ra sự nhiễm phóng xạ trong đất.
Giáo sư Ray Frost thuộc trường Khoa học Hóa học và Vật lý của QUT đã tìm ra cách nhận biết, từ một vị trí ở xa, những trầm tích dầu được chắt lọc qua đất và nước.
“Khả năng dễ dàng và sẵn sàng phát hiện ra các khoáng uranium, đặc biệt là các khoáng vật thứ sinh, có tầm quan trọng rất lớn, đăc biệt trong tình hình khủng bố và sự gia tăng khai thác uranium như hiện nay”. Giáo sư Frost nói. “Điều ít được biết đến là nhiều khoáng uranium, đặc biệt là các khoáng thứ sinh, hòa tan được và có thể dịch chuyển hoặc chuyển vào nước đến các vùng rất xa so với vị trí mà uranium được tìm thấy.
Điều này có nghĩa là khoáng uranium có thể xuất hiện trong đất và trầm tích từ những nguồn gốc không rõ và tại những địa điểm rất xa so với nguồn gốc của chúng.
Giáo sư Frost nói rằng với việc sử dụng kỹ thuật phổ cận hồng ngoại, các khoáng phóng xạ có thể được phát hiện bởi những nhà khoa học đang ở rất xa vùng bị nhiễm. Nhờ việc sử dụng máy dò quang học dạng sợi và kỹ thuật phổ cận hồng ngoại, chúng ta thấy rằng có thể phát hiện được khoáng uranium có hiện diện trong đất hay không. Phổ cận hồng ngoại có thể nhận dạng được loại của khoáng uranium hiện diện. Điều này có nghĩa là hiện nay chúng ta có thể xác định được có hay không có sự tồn tại của các trầm tích phóng xạ và sự nguy hiểm mà những trầm tích này có thể gây ra cho cả môi trường và cộng đồng.
Phổ cận hồng ngoại là một kỹ thuật sử dụng nguồn ánh sáng để quét bề mặt vật liệu để xác định tính chất hóa học của bề mặt đó. Trong khi tiến hành, ta có thể xác định xem các khoáng uranium có tồn tại trong đất hay không.
Giáo sư Frost nói rằng những đề xuất về sử dụng năng lượng hạt nhân trong việc sản xuất điện tại Úc cũng như các nước khác cho thấy rằng sẽ còn sự gia tăng khai thác uranium trong tương lai.
”Điều này dẫn đến phí phạm các mỏ và sự tích lũy các khoáng nguy hiểm”. Ông cho rằng điều này có liên quan đến những mối quan tâm đang gia tăng về nguy cơ vũ khí của khủng bố, còn được gọi là bom bẩn, làm nổi bật tầm quan trọng của việc sẵn sàng nhận diện được các khoáng uranium. Giáo sư Frost cho rằng khi có khả năng khoáng phóng xạ uranium rải rác trên những vùng diện tích rộng thì rõ ràng phải cần đến việc kiểm tra mở rộng trên nhiều vị trí của vùng để xác định khả năng nhiễm phóng xạ. Minh Giang
(Theo Queensland University of Technology)
hoahocvietnam.com
Ý ki ế n
Tương tác giữa dầu và nước
Mô hình chính xác dầu và nước tương tác như thế nào? Dầu và nước tương tác lẫn nhau như thế nào? Cho đến nay, các nhà nghiên cứu chỉ có thể tiến hành nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Nhà nghiên cứu Hà Lan, Twan Gielen, đã thiết kế một chương trình mô phỏng để nghiên cứu sự tương tác giữa dầu và nước bên ngoài phòng thí nghiệm, cung cấp sâu sắc hiểu biết về việc nhiễm bẩn nguồn nước ngầm.
Các nhà khoa học muốn biết dầu và nước tồn tại trong lòng đất như thế nào. Cách thức mô tả phương pháp hoạt động này xuất phát từ phòng thí nghiệm và giả sử rằng dầu và nước ở thế cân bằng. Trong đó, sự bão hòa của chất lỏng (gồm nước và không khí) đóng 1 vai trò quan trọng. Tuy nhiên, thực tế có nhiều nhân tố khác cũng đóng một vai trò trong đó, ví dụ: thời gian và vị trí của lưu chất. Gielen đã phát triển một mô hình để tái tạo tính xác thực ở tỷ lệ kính hiển vi. Mô hình này giống như tháp gồm nhiều viên bi nhỏ.
Những hạt cát:
Các viên bi rỗng có đường kính khoảng 0.1 mm (màu đỏ là dầu, màu xanh dương là dòng nước). Một tháp có bề rộng gồm 30 viên bi, chiều sâu là 30 viên và chiều cao 40 viên bi. Đó là con số cực đại mà máy vi tính có thể tính toán. Những viên bi miêu tả khoảng hở giữa các hạt cát. Những khoảng trống lớn liên kết các khoảng hở nhỏ lại với nhau. Sự mô phỏng của Gielen đưa ra một cách nhìn nhận đầy đủ về việc dầu và nước chảy qua các khoảng trống.
Thời gian:
Hiện tượng chính trong nghiên cứu động lực lưu chất ở hai pha là áp lực khác nhau giữa dầu và nước: áp lực mao dẫn. Nếu bạn có thể tính toán áp lực này, bạn có thể xác định cách thức dầu và nước di chuyển tương tác lẫn nhau. Gielen đã sử dụng dữ liệu của ông để mở rộng sự mô tả truyền thống của áp lực mao dẫn. Với miêu tả này, ông có thể mô tả chân thực hơn hoạt động của hai dòng lưu chất này.
Ông là người đầu tiên theo hướng nghiên cứu trên trong phạm vi này bất kể thời gian. Trong tương lai, những nhà nghiên cứu muốn có một tính toán chính xác về chuyển động của sự nhiễm bẩn nguồn nước ngầm.
Cuộc nghiên cứu của Twan Gielen được tài trợ bởi tổ chức NWO. Bình STH
hoahocvietnam.com
Phổ đạo hàm tỷ đối và sắc ký lỏng (LC)
Nội dung chính: Sự ứng dụng của phương pháp phổ
đạo hàm tỷ đối và sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) để xác định đồng thời lượng Paracetamol (PAR) và
Methocarbanol (MET) trong những viên thuốc.
- Phương pháp quang phổ dựa trên việc sử dụng đạo hàm bậc một của phổ tỷ đối bằng cách phân chia phổ hấp thu của hỗn hợp hai cấu tử bằng một phổ chuẩn của một trong hai cấu tử đó.
- Đo phổ đạo hàm bậc một ở bước sóng 243,0 và 230,3nm lần lượt đối với PAR và MET. Đường chuẩn được thiết lập ở khoảng nồng độ 2-30 µg/ml đối với PAR và 2-36 µg/ml cho MET. Giới hạn phát hiện PAR và MET là từ 0,097 µg/ml cho đến 0,079 µg/ml. Giới hạn định lượng của PAR là 0,573µg/ml và MET là 1,717µg/ml.
- Trong phương pháp HPLC, pha động là methanol-nước (60:40) về thể tích dùng để tách các cấu tử trong hỗn hợp với đầu dò ở 274,0nm. Đường tuyến tính về nồng độ là khoảng 2-300 và 1,5-375µg/ml cho PAR và MET. Đầu dò và giới hạn định lượng là 0,42 và 1,4µg/ml cho PAR, còn với MET là 0,36 và 1,2µg/ml. Độ lệch chuẩn tương đối
khoảng 0,52% ở cả 2 phương pháp. Những phương pháp này cũng được áp dụng thành công với hỗn hợp thuốc 3 cấu tử.