PHÂN LOẠI ĂN MÒN KIM LOẠ

Một phần của tài liệu NHỮNG KIẾN THỨC TỔNG HỢP HÓA HỌC pdf (Trang 82 - 83)

Plastic trở thành nhiên liệu trong tương la

PHÂN LOẠI ĂN MÒN KIM LOẠ

Trước tiên, chúng ta có thể hiểu ăn mòn kim loại là sự tự phá huỷ kim loại do tác dụng hoá học và điện hoá học của nó với môi trường bên ngoài. Hoặc một định nghĩa ăn mòn kim loại là sự phá huỷ tự phát các kim loại gây ra bởi các quá trình hoá học hoặc điện hoá học xảy ra trên bề mặt kim loại tiếp xúc với môi trường ngoài (vd. khí quyển, nước biển, môi trường phản ứng, vv.).

Dạng ăn mòn kim loại phổ biến nhất là gỉ sắt. Gỉ sắt (có thành phần Fe2O3.nH2O) không bền và xốp nên không bảo vệ được sắt khỏi bị ăn mòn. Hằng năm khoảng 10% kim loại khai thác được bị ăn mòn, không sử dụng được. Có thể chống sự ăn mòn kim loại bằng cách sơn, tráng men, tạo màng bảo vệ, mạ một lớp kim loại khó bị ăn mòn như crom, niken hoặc bằng cách sử dụng protectơ.

Phân loại

1. Theo cơ chế của quá trình ăn mòn.

- Ăn mòn hoá học : là quá trình ăn mòn do tác dụng hoá học giữa kim loại với môi trường .

- Ăn mòn điện hoá: là quá trình ăn mòn do tác dụng điện hoá học giữa kim loại với môi trường; phản ứng điện hóa xảy ra trên 2 vùng khác nhau của bề mặt kim loại: vùng anốt và vùng catốt. Tốc độ ăn mòn phụ thuộc vào điện thế điện cực của kim loại, môi trường ăn mòn, nhiệt độ …

2. Theo điều kiện của quá trình ăn mòn.

- Ăn mòn khí : ăn mòn kim loại trong khí thường xảy ra ở nhiệt độ cao. - Ăn mòn khí quyển : ăn mòn kim loại trong khí quyển tự nhiên.

- Ăn mòn trong chất điện giải : ăn mòn kim loại xảy ra trong chất lỏng dẫn điện. - Ăn mòn trong đất.

- Ăn mòn do dòng điện ngoài: ăn mòn điện hoá do tác dụng của dòng điện 1 chiều bên ngoài.

tiếp xúc với nhau.

- Ăn mòn do ứng suất: là dạng ăn mòn do tác dụng đồng thời của môi trường ăn mòn và ứng suất cơ học.

- Ăn mòn do sinh vật: trong một số môi trường do một số vi sinh vật hoạt động tiết ra những chất làm tăng quá trình ăn mòn.

3. Theo đặc trưng của dạng ăn mòn.

* Ăn mòn toàn bộ: trên toàn bộ bề mặt kim loại bị ăn mòn. - Ăn mòn đều: tốc độ ăn mòn trên bề mặt kim loại như nhau.

- Ăn mòn không đều: tốc độ ăn mòn không đều nhau trên bề mặt kim loại.

- Ăn mòn chọn lựa: chỉ phá huỷ một pha nào đó trong cấu trúc hợp kim, hay một cấu tử nào đó của hợp kim.

* Ăn mòn cục bộ: chỉ một vài phần trên bề mặt kim loại bị ăn mòn. - Ăn mòn vết: tạo thành những vết dài trên bề mặt kim loại. - Ăn mòn hố: ăn mòn tạo thành hố có chỗ sâu, chỗ nông.

- Ăn mòn điểm: ăn mòn ở dạng điểm khác nhau đường kính là 0,1 – 1,2 mm .

- Ăn mòn dưới bề mặt: ăn mòn ban đầu trên bề mặt nhưng dần dần ưu tiên dưới bề mặt.

- Ăn mòn giữa các tinh thể: ăn mòn này rất nguy hiểm vì không thay đổi dạng bề mặt bên ngoài, nhưng làm giảm nhanh độ bền và độ dẻo của kim loại.

- Ăn mòn nứt: khi tác động đồng thời hai nhân tố là ăn mòn và cơ học. Kim loại không những nứt ở giữa các giới hạn hạt mà còn xuyên qua tinh thể.

Ngọc Hiệp

hoahocvietnam.com

Một phần của tài liệu NHỮNG KIẾN THỨC TỔNG HỢP HÓA HỌC pdf (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w