CÔNG NGHỆ NANO VÀ NHỮNG KIỆT TÁC PHỤC HƯNG

Một phần của tài liệu NHỮNG KIẾN THỨC TỔNG HỢP HÓA HỌC pdf (Trang 101 - 104)

Plastic trở thành nhiên liệu trong tương la

CÔNG NGHỆ NANO VÀ NHỮNG KIỆT TÁC PHỤC HƯNG

Những nhà khoa học Ý đang báo cáo việc phát triển và sử dụng một phương pháp đơn giản, ít tốn kém trên các tác phẩm thời Phục Hưng, gồm những búc tranh quý và các tác phẩm nghệ thuật khác.

Phương pháp này sử dụng công nghệ dầu trong nước và chất- mang-nano (nanocontainers) để phục chế các tác phẩm đã bị đóng bụi hàng thế kỷ, hoặc bị hư hỏng do bão lụt và các quá trình bảo quản khác. Trong bản nghiên cứu, Piero Baglioni và các đồng nghiệp mô tả về những giọt nhỏ của chất làm sạch lơ lủng trong nước hình thành một thể nhũ tương. Những chất-mang-nano này có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp truyền thống (những phương pháp sử dụng các dung môi hòa tan có thể làm hòa tan mất màu nguyên thủy). Thể nhũ tương này làm cho việc tẩy rửa nhẹ nhàng, giảm thiểu việc phá hủy các bề mặt mỏng manh. Hơn nữa, phương pháp sử dụng một lượng dung môi hữu cơ ít hơn tới 95% và ít ảnh hưởng tới môi trường hơn phương pháp làm sạch truyền thống.

My My

(Theo American Chemical Society)

Liên kết bền chặt với các hạt phân tử kích thước nhỏ nano

Phương pháp sử dụng phân tử mang gen di truyền ADN. Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Mỹ, thuộc Phòng Thí

Nghiệm Năng Lượng Quốc Gia Brookhaven – “U.S.

Department of Energy's Brookhaven National Laboratory”, đã khám pha ra rằng có thể gia tăng tốc độ kết nối của các hạt phân tử nano dưới sự trợ giúp của phân tử mang các gen di truyền nòi giống là DNA.

Giống như các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh tiến bộ, có thể đạt hiệu suất cao hơn khi sử dụng các hạt phân tử kích thước nhỏ nano vào việc tạo năng lượng và lưu trữ các thông tin dữ liệu. Cách thức kiểm soát và kết nối các hạt phân tử rất nhỏ vào một hệ thống phân tử lớn hơn vẫn là một thử thách lớn đối với các nhà khoa học. Các kết quả của Phòng thí nghiệm Brookhaven, gồm các bước nghiên cứu theo hướng này, đã được xuất bản trong tạp chí của Hội Hóa Học Mỹ – “American Chemical Society”. Người dẫn đầu cuộc nghiên cứu, tác giả Mathew Maye, một nhà hóa học ở Phòng Thí Nghiệm Brookhaven nói:“Hiểu được cách tự liên kết của các loại vật liệu có cấu tạo là các hạt phân tử kích thước nhỏ nano thì mới có thể ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực công nghệ nano, từ lĩnh vực quang học đến điện tử, cho đến các vật liệu từ trường”. Maye là một thành viên của nhóm gồm các nhà khoa học ở nhiều ban ngành khác nhau thuộc Khoa Sinh học của Phòng Thí Nghiệm Brookhaven và một trung tâm mới về Vật liệu Nano – “Center for Functional Nanomaterials” (CFN). Các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách dùng DNA kép, rắn chắc để kiểm soát sự liên kết của các hạt phân tử vàng có kích thước nhỏ nano. Phương pháp kỹ thuật của nhóm nghiên cứu là lợi dụng khuynh hướng tự nhiên của các hạt phân tử để tạo nên các thành phần gọi là thành phần cơ

bản, được biết đến dưới các ký tự mã hóa A, T, G và C.

Oleg Gang, nhà vật lý học ở Phòng Thí Nghiệm Brookhaven, dẫn đầu nhóm nghiên cứu nói: “Trong sinh học, DNA là một chất lưu trữ thông tin chính; trong khoa học nano, DNA là một vật liệu có cấu trúc tuyệt vời do khả năng tự lắp ráp một cách tự nhiên theo các nguyên tắc đã được lập trình sẵn khá cụ thể. Chúng ta đang phát triển những bước tiến đến việc kiểm soát sự lắp ráp của các vật thể nano vô cơ bằng việc sử dụng các vật liệu sinh học như DNA. Tuy nhiên, để thực sự biến điều lý thú này thành công nghệ kỹ thuật nano, chúng ta phải hiểu được sự tác động ảnh hưởng qua lại lẫn nhau cực kỳ phức tạp trong một hệ thống phân tử lai tạo như vậy”.

Gắn DNA tổng hợp thường dùng trong phòng thí nghiệm lên trên các hạt phân tử vàng kích thuớc nhỏ nano; điều chỉnh DNA cho phù hợp để có thể chấp nhận và liên kết với DNA bổ sung đang định vị trên các hạt phân tử khác. Quá trình này hình thành nên các tập hợp gồm những bó sợi phân tử, hay các khối hạt vàng.

Maye nói:”Thật sự là giống một bản thiết kế. Chúng ta có thể ngồi xuống với một mảnh giấy, viết ra một trật tự DNA, và kiểm soát các hạt phân tử kích thước nhỏ nano kết nối với nhau”.

Một nhược điểm của quá trình liên kết này là việc dùng DNA chuỗi đơn, mà chuỗi này có thể bẻ về phía sau và bám trên bề mặt của các hạt vàng thay vì cố kết xung quanh hạt nano. Cùng với nhiều dạng DNA chuỗi đơn hiện nay, tính linh động này có thể làm chậm quá trình liên kết rất nhiều. Trong cuộc nghiên cứu của Phòng Thí Nghiệm

Brookhaven, các nhà nghiên cứu đã giới thiệu DNA chuỗi kép, có các phân đoạn cứng rắn chắc; DNA này buộc phải tác động vào các đoạn nối với chúng để dàn trải trên bề mặt các phân tử vàng, cho phép hiệu quả lắp ráp cao hơn.

Maye nói:“Với các tính chất của DNA, chúng ta có thể tăng động lực học liên kết, hoặc tốc độ kết nối phân tử, bằng các phương pháp tương đối đơn giản không bao gồm nhiều bước tổng hợp”.

Synchrotron Light Source”, nhóm nghiên cứu đã điều nghiên việc tổng hợp và lắp ráp các hệ phân tử kích thước nhỏ nano với nhiều phương pháp kỹ thuật, như sử dụng các tia sáng và eletron, cũng như dùng các tia X cường độ cao. Các nhà khoa học đang hướng đến việc cải thiện khả năng kiểm soát hệ thống phân tử hơn nữa, và bước kế tiếp là tập trung vào kích cỡ của khối hạt nano.

Quỳnh Thi dịch

hoahocvietnam.com

Một phần của tài liệu NHỮNG KIẾN THỨC TỔNG HỢP HÓA HỌC pdf (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w