THÔNG TIN VỀ ACID PICRIC

Một phần của tài liệu NHỮNG KIẾN THỨC TỔNG HỢP HÓA HỌC pdf (Trang 52 - 54)

Cứ vài tháng lại xuất hiện một bài báo địa phương về một đội gỡ bom dọn dẹp axít picric được tìm thấy trong một phòng thí nghiệm. Một chất rất dễ phát nổ, như vậy tại sao axít picric lại được xem là một chất nguy hiểm. Hãy điểm qua một vài sự kiện của việc sử dụng axít này và hãy xem cần làm những gì để tránh xảy ra những rủi ro đáng tiếc.

Picric axít (2,4,6 Trinitrophenol) thường được tìm thấy trong các bộ phận giám định pháp y dùng để làm biến màu cây noel và cho việc phát hiện nước tiểu. Ngành mô học dùng dể biến màu cơ ở những khớp nối, thể không bào, các phần gỗ (picro aniline xanh) và tác nhân làm thuốc hãm màu. Nó đã được sử dụng làm được phẩm để trị bệnh sốt rét, giun móc, mụn giộp, đậu mùa cũng như dùng làm thuốc kháng sinh. Và dung dịch 1% của axít picric dùng để xử lý ngoại thương cho người bị bỏng.

Nhà Hóa Học người Anh Peter Woulfe tìm ra axít picric vào năm 1771. Axít Picric được đặt tên từ tiếng Hy Lạp pikros, có nghĩa là ‘chát’ vì nó có vị chát. Axít này đã được dùng để nhuộm vàng vải nhung và len. Picric axít được sản xuất đại trà trong chiến tranh Thế Giới thứ I và được gọi là ‘chim hoàng yến’ vì da của các công nhân đều bị nhuốm vàng.

Tính dễ nổ của axít picric được phát hiện vào đầu năm 1885, các thí nghiệm về axít này được tiến hành tại Lydd, nước Anh, đã chứng minh nó là chất nổ và gọi là Lyddite vào năm 1888. Nó được dùng phổ biến để chế bom và lựu đạn trong chiến tranh Thế Giới I. Axít picric khan nguy hiểm giống như thuốc nổ TNT, nó cần ngòi nổ để phát nổ. Tuy nhiên, là một axít mạnh, nó phản ứng với các kim loại phổ biến (trừ nhôm) tạo thành muối dễ phát nổ nếu bị cọ xát. Bom, mìn và lựu đạn đều được mạ một lớp thiếc hoặc để ngăn không cho axít piric phản ứng với vỏ bọc kim loại.

Có rất nhiều sự cố xảy ra liên quan đến axít picric. Vào ngày 6 tháng 12 năm 1917, một tàu quân sự ở Nova Scotia chở 2300 tấn axít piric và 180 tấn TNT đã bốc cháy và phát nổ làm

1900 người chết ngay tại chỗ và 9000 người khác bị thương. Chỉ cần các kim loại va chạm nhẹ với axít picric thì muối picrat sẽ thể hiện tính nguy hiểm của nó. Vào ngày 1 tháng 5 năm 1916 một xí nghiệp sản xuất quân dụng ở Pháp bốc cháy làm axít picric nóng chảy và lan ra nền bê tông. Canxi picrat tạo thành và phát nổ làm chất 170 người.

Đã có vụ nổ nào trong phòng thí nghiệm hay chưa? Vẫn chưa có một tài liệu nào nói về tai nạn do axít picric phát nổ trong phòng thí nghiệm. Bộ phận vận chuyển Hóa chất độc hại cháy nổ phân loại axít piric chứa ít hơn 30% nước về khối lượng vào chất chảy nổ loại 1.1D và nếu lượng nước trên 10% về thể tích được xếp vào loại 4.1 chất rắn dễ cháy. Ở trạng thái ướt thì khả năng phát nổ bị hạn chế rất nhiều.

Điều đáng quan tâm là khi gặp phải axít picric đã bị dehydrat hóa. Trường hợp nguy hiểm nhất khi chai đựng nó quá cũ và có nắp đậy bằng kim loại lúc này nắp kim loại và các tinh thể axít có thể phản ứng hình thành muối picrat và phát nổ, với những tình trạng này xẩy ra tốt nhất là gọi các chuyên gia chất nổ đến. Các chuyên gia gỡ bom có kinh nghiệm sẽ dùng robot gắp lọ đựng axít rồi thả vào nước để hydrat hóa axít hoặc đem cho nổ ở một nơi khác. Nếu lọ đựng axít bằng nhựa và axít bên trong đã bị khô, một vài tinh thể có thể được hình thành trên miệng chai, ma sát khi mở nắp có thể làm cho chai axít nổ tung. Trường hợp này nên mở chai đựng axít trong một xô nước, nghiêng chai để cho nước vào nắp và ren xoắn để hòa tan các tinh thể bám dính lên đó. Thêm đá lạnh để làm chìm lọ chứa để nước ngấm vào dễ hơn. Để yên bình chứa trong nước như vậy khoảng vài ngày cho đến khi nhìn thấy nước ở bên trong chai, lúc này có thể mở nắp chai một cách an toàn và tái hydrat axít, nếu như bạn còn nghi ngờ thì nên gọi chuyên gia chất nổ.

Dẫu sao đề phòng vẫn tốt hơn, nếu bạn thật sự muốn dùng axít picric trong phòng thí nghiệm bạn cần thực hiện một số điều sau đây.

Phải giữ axít picric ướt, đừng mở lọ hóa chất mới ra xem nếu như bạn chưa sử dụng cho đến khi thật sự cần thiết. Và ghi ngày tháng mở nắp lần đầu tiên lên nhãn điều này sẽ giúp bạn dễ kiểm soát, kiểm tra mức độ hydrat hóa của axít 6 tháng một lần và thêm nước cất vào nếu thấy cần thiết.

Không dùng muỗng sắt để lấy axít ra khỏi lọ.

Khi lấy hóa chất xong nên lau sạch miệng chai bằng khăn ướt, nhất là các ren xoắn trên cổ chai. Thanh lý những chai axít picric cũ có nắp bằng kim loại.

năm sử dụng.

Làm việc với hóa chất này trong tủ hút, và nếu có thể nên mua dung dịch 1% đã pha sẵn để dùng vào việc làm biến màu khi cần thiết.

Khi bạn muốn thanh lý axít picric ướt thì có rất nhiều phương pháp để thực hiện. Trước hết bạn nên khử axít sang một dạng an toàn hơn dùng natri hydroxit và natri sulfit (Na2SO3 ). Khi xử lý xong hóa chất vẫn còn độc tính và thải theo qui trình xử lý chất thải độc hại. Không được đổ xuống bồn rửa, nó có thể phản ứng với ống dẫn nước thải bằng kim loại và gây nổ. Cuối cùng, axít picric là chất độc hại, nuốt phải 1-2 gam có thể gây ngộ độc. Bụi của axít gây kích thích da và mắt. Tác dụng lên mắt làm mắt đổi màu vàng. Bị ngộ đôc axít picric có thể gây nhức đầu, buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt vàng da nước tiểu màu đỏ. Những triệu chứng như thế này không nên xử lý trong phòng thí nghiệm theo cách cổ điển, mà phải đưa đến bệnh viện.

Thái Phú Khánh Hòa (sưu tầm và dịch)

hoahocvietnam.com

Một phần của tài liệu NHỮNG KIẾN THỨC TỔNG HỢP HÓA HỌC pdf (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(161 trang)
w