Những cố gắng của UNESCO:

Một phần của tài liệu Sự mất cân đối và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin giữa các khu vực trên thế giới (Trang 115 - 117)

V ấn đề căn bản là sự sống Mỗi năm có hàng trăm nghìn người chết đói và chết vì bệnh tật ở Châu Phi Họ nghèo, họ đói và họ chết đôi khi chỉ vì thiếu

a. Những cố gắng của UNESCO:

Việc mất cân đối và bất bình về hưởng thụ thông tin trong quá trình toàn cầu hoá truyền thông đại chúng thế giới là một vấn đề nổi cộm mà tổ chức Văn hoá – giáo dục – xã hội của Liên Hợp Quốc – UNESCO đang liên tục cố gắng.

Ngay từ năm 1997, UNESCO đã thành lập Uỷ ban nghiên cứu các vấn đề truyền thông, gồm 16 thành viên, đại dịên rộng rãi cho các khuynh hướng tư tưởng, chính trị, kinh tế và các khu vực địa lý toàn cầu đã nhất trí đánh giá rằng trật tự truyền thông thế giới hiện tại là bất công bằng, không thể chấp nhận được. Họ đã thảo ra những nguyên tắc lớn mang tính chỉ đạo nhằm thiết lập một trật tự thế giới mới công bằng và hiệu quả hơn trong việc hưởng thụ thông tin giữa nhân dân các nước trên thế giới. Để đạt được điều ấy, Uỷ ban nghiên cứu các vấn đề truyền thông đã khuyến nghị các cơ quan, tổ chức truyền thông trên thế giới thực hiện một lộ trình lâu dài nhằm tăng khả năng trao đổi thông tin hai chiều, bảo vệ bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc, ngăn chặn sự thâm nhập và áp

đặt của dòng thông tin từ các tập đoàn truyền thông khổng lồ đối với các nước nghèo…

Trên thực tế, các giải pháp mà Uỷ ban nghiên cứu các vấn đề truyền thông của UNESCO đưa ra phần lớn là chưa phù hợp với hoàn cảnh và thiếu tính khả thi. Ví dụ, Uỷ ban này đề nghị cần thận trọng, thậm chí đôi khi phải kìm nén lại việc ứng dụng kỹ thuật mới để phát triển truyền thông. Thực ra, giải pháp này không thể thực hiện, bởi vì việc ứng dụng kỹ thuật mới, phát triển hệ thống truyền thông được quyết định bởi hệ thống thương mại tư bản thế giới và gắn liền với mục tiêu, lợi ích của các tập đoàn truyền thông khổng lồ. Bản thân các tập đoàn này lại điều chỉnh sự phát triển phù hợp với những thiết chế chính trị, quân sự của các cường quốc tư bản trên thế giới

Trong những năm 70 và 80 của thế giới XX, UNESCO đã là một sân khấu lớn cho những đối đầu giữa phương Đông và phương Tây, trong đó có sự đối đầu giữa về lĩnh vực truyền thông đại chúng. Các nước phương Tây đòi mở cửa tự do không hạn chế về lưu chuyển thông tin truyền thông với lập luận rằng đó cũng chỉ là một thứ hang hoá và cần đảm bảo tự do lưu thông thông tin truyền thông như quyền tự do thương mại cho bất kỳ một loại hang hoá nào khác. Xuất phát từ quan điểm về sự bất bình đẳng trong tương quan lực lượng truyền thông, các nước xã hội chủa nghĩa đòi hỏi phải thiết lập một trật tự thế giới về thông tin và truyền thông trong đó không có những bất bình chính trị, văn hoá. Cuộc đấu tranh này là một trong những nguyên nhân khiến Mỹ và Anh rút khỏi tổ chức UNESCO năm 1984 và năm 1985.

Các nước không lien kết coi việc lập lại trật tự thế giới mới về thông tin và truyền thông là một mục tiêu phấn đấu, là điều kiện quan trọng nhằm thực hịên những mục tiêu phát triển và bảo vệ độc lập dân tộc. Nhiều hội nghị và cơ chế tổ chức được thực hiện nhằm mục tiêu ấy. Đại dịên các nước không liên kết, các nước xã hội chủ nghĩa còn phát biểu trên diễn đàn Liên Hợp Quốc, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau về trang thiết bị kỹ thuật, đào tạo cán bộ…để thúc đẩy sự phát triển thông tin- truyền thông ở các nước đang phát triển. tuy nhiền không mang

lại sự thay đổi nào trong so sánh lực lượng. Hệ thống truyền thông đại chúng tại các nước đang phát triển vẫn kém xa các nước công nghiệp phát triển.

Tháng 11/1989 Đại hội đồng UNESCO thông qua “chiến lược truyền thông mới” với mục tiêu thúc đẩy lưu thông các sản phẩm truyền thông. Tuy nhiên trước đó, từ năm 1985, vấn đề trao đổi các sản phẩm truyền thông đã được chuyển giao cho GATT (Hiệp định chung về thuế quan và thương mại). Với cơ chế trên, trật tự thế giới mới về truyền thông hay khả năng tìm đến một sự công bằng từ tính chất, nội dung truyền thông hay khả năng tìm đến một sự công bằng từ tính chất, nội dung truyền thông giữa các nước giàu và nghèo đã hầu như bị gác sang một bên.

Chương trình quốc tế truyền thông (IPDC) của UNESCO đã có những cố gắng nhằm phát triển truyền thông tại các nước đang phát triển. Tháng 12/1992, IPDC có quyết định sửa đổi các qui tắc của mình để có thể chấp nhận đầu tư những dự án tư nhân phát triển truyền thông. Đây là sự thay đổi để thực hiện khuyến nghị được đưa ra tại một cuộc hội thảo của đại diện các nhà xuất bản, báo chí châu Phi tổ chức tại Namibia trước đó. Tuy vậy, sự tiến triển vẫn còn chậm chạp. Lý do là ngồn tài chính do các nước phát triển đóng góp không đáng kể, đây cũng là điều dễ hiểu. Các nước công nghiệp phát triển không có nhu cầu khắc phục những bất hợp lý từ thực trạng hệ thống truyền thông toàn cầu khi mà những điều đó không những ảnh hưởng tiêu cực mà còn mang lại lợi ích thiết thực cho họ. Trên thực tế, các nước công nghịêp phát triển là nguồn sản xuất chủ yếu ra các sản phẩm truyền thông của thế giới và chi phối thị trường toàn cầu về lĩnh vực này, các nước nghèo là những người tiêu thụ đơn thuần. Mặt sau của tiến trình toàn cầu hóa vẫn là những bất lợi chưa thể tránh khỏi đối với các nước nghèo.

Một phần của tài liệu Sự mất cân đối và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin giữa các khu vực trên thế giới (Trang 115 - 117)