Vấn đề hưởng thụ thông tin trên TV của công chúng châ uÁ NướcSố dân (triệu

Một phần của tài liệu Sự mất cân đối và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin giữa các khu vực trên thế giới (Trang 47 - 49)

người) Số máy thu hình (triệu chiếc) Số TV/1000 dân Bangladet 118 0,45 4 Campuchia 12 0.85 71 Trung Quốc 1200 235 196 Ấn Độ 903 25 28 Nhật Bản 125 108 864 Bắc Triều Tiên 22,6 2,1 93 Hàn Quốc 44,2 11 249 Lào 4,4 0,85 193 Malaixia 19 2,5 132 Indonexia 187 11,5 61 Philippin 65 8 123 Singapo 2,9 0,75 259 Thái Lan 57,8 4 69 Mianma 42 1,1 26

Châu Á và ASEAN: (nguồn asian Pasific Satellite 8/2002)

Trên đây là số liệu thống kê tỷ lệ xem tivi của một số nước Châu Á, tỉ lệ xem tivi cũng biểu đạt số người Châu Á sử dụng tivi (vô tuyến truyền hình) làm phương tiện giải trí và quan trọng hơn là phương tiện tiếp thu thông tin. Mạng lưới truyền hình được hình thành và trở thành một kênh cung cấp thông tin có hiệu quả và quan trọng gần như bậc nhất. Mặc dù ra đời sau báo in nhưng truyền hình đã vượt lên nắm vai trò quan trọng trong hệ thống phương tiện truyền thông. Vì không như báo in, truyền hình đáp ứng cả như cầu nghe và nhìn đối với người xem. Nếu như báo in chỉ cung cấp đơn thuần tin tức sự kiện nóng hổi thông qua các con chữ và báo chí phát thanh thì thông qua lời nói (thuận lợi cho công chúng tiếp nhận thông tin khi bận rộn hoặc không có thời gian đọc báo) thì truyền hình đáp ứng cả hai yếu tố nghe và nhìn. Công chúng được tận mắt chứng kiến những sự việc đã, đang và sẽ xảy ra đồng thời có cảm giác mình là người trực tiếp tham gia vào sự việc thông qua tin tức truyền tới qua máy truyền

hình. Chính vì lẽ đó mà việc tiếp nhận thông tin qua tivi đối với công chúng là thú vị và hấp dẫn hơn cả, điều này đã đẩy vị trí của báo hình lên một tầm cao mới, chiếm một vai trò quan trọng trong hệ thống báo chí, cung cấp thông tin cho công chúng.

Số lượng máy thu hình ở các quốc gia Châu Á trên bảng số liệu là khá lớn, và máy thu hình có phổ biến ở các quốc gia Châu Á, không có một quốc gia nào là không sử dụng máy thu hình (báo hình) như một phương tiện cung cấp thông tin. Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singpore là những quốc gia đang phát triển, họ có số lượng máy thu hình trên 1000 người là tương đối cao (Nhật Bản gần như ~ 2người đã có 1 máy thu hình) điều này cho thấy hệ thống cung cấp thông tin qua tivi rất phổ biến và được ưa chuộng. Những nước phát triển ở tầm trung như Indonexia, Malaixia, Ấn Độ, Philipins … cũng có tỷ lệ sử dụng máy thu hình khá cao. Đặc biệt, một số quốc gia tuy phát triển không mạnh nhưng số lượng dân sử dụng máy thu hình trên 1000 người là khá lớn (ví dụ như Lào). Bangladet là quốc gia có số lượng người /1000người sử dụng tivi ít nhất (4/1000) có thể phỏng đóan vì lý do kinh tế kém phát triển, chính trị bất ổn khiến cho việc sử dụng tivi và mạng lưới báo hình ở đây kém phát triển. Tỷ lệ sử dụng tivi cũng phần nào cho chúng ta biết được lượng thông tin mà các quốc gia tiếp nhận thông qua một kênh truyền thông.

Trong các quốc gia Châu Á vẫn có sự chênh lệch về tiếp thu thông tin qua báo hình, lý do rất có thể do sự phát triển kinh tế chưa đồng đều để các quốc gia có một hệ thống báo chí truyền hình tương đương nhau. Từ đó dẫn đến không chỉ việc tiếp nhận thông tin mà còn giải trí dành cho người dân cũng có sự chênh lệch. Để giải quyết tình trạng này, cần phải có những biện pháp tích cực để đẩy mạnh sự tương đồng kinh tế giữa các khu vực và quốc gia Châu Á, nâng cao mức sống của người dân, qua đó đẩy mạnh nhu cầu cuộc sống, nhu cầu thông tin, nhu cầu giải trí. Có cung ắt có cầu, đời sống người dân cao ắt dẫn đến đòi hỏi lượng thông tin lớn và nhanh nhạy cũng như tỷ lệ đầu tivi tăng lên, dẫn đến kênh báo chí truyền hình phát triển, đáp ứng nhu cầu giải trí và thông tin của người dân. Bên cạnh đó, rất có thể tính đến khả năng giao lưu, hợp tác truyền

hình giữa các quốc gia, từ đó lượng thông tin của nước này có thể nhanh chóng truyền đến nước khác thông qua hệ thống truyền hình cable (đang rất phát triển ở Châu Âu, Châu Úc và Châu Mỹ). Việc có nhiều kênh truyền hình của nhiều quốc gia khu vực không chỉ làm việc lưu thông thông tin tốt hơn mà còn làm cho các quốc gia gắn bó với nhau hơn, biết thêm về văn hóa và cuộc sống của các quốc gia láng giềng. Đó cũng là một cách tốt để mở rộng hiểu biết cho công chúng.

Một phần của tài liệu Sự mất cân đối và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin giữa các khu vực trên thế giới (Trang 47 - 49)