Sự mất cân đối và bất bình đẳng trong hưởng thụ thông tin của châu Âu

Một phần của tài liệu Sự mất cân đối và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin giữa các khu vực trên thế giới (Trang 60 - 64)

sự tác động trực tiếp của hai yếu tố: tuổi tác và băng thông rộng. Càng trẻ, người ta càng có xu hướng la cà trên Web nhiều hơn, trong khi người trung niên hoặc cao tuổi vẫn chủ yếu dựa vào báo in truyền thống. Tương tự, những người sử dụng băng thông rộng cũng có thời gian online nhiều hơn người dùng dial-up tới 3 lần.

2.3.2. Sự mất cân đối và bất bình đẳng trong hưởng thụ thông tin của châu Âu châu Âu

Cũng giống như các châu lục khác, ở châu Âu cũng có sự chênh lệch đáng kể trong việc hưởng thụ thông tin giữa các nước phát triển với các nước kém phát triển hơn trong chính khu vực, giữa người giàu và người nghèo. Ngay trong liên minh châu Âu, có khoảng 5 triệu người sống trong tình trạng nghèo đói, và 12% số gia đình sống dưới mức nghèo khổ, ngoài ra còn có thêm 18 triệu người thất nghiệp. Tổng số người thất nghiệp trong các nước G7 ước tính khoảng trên 40 triệu người và trên toàn thế giới con số đó không dưới 800 triệu người.

Các quốc gia có chỉ số phát triển thông tin hầu hết nằm ở Tây Âu. Trường hợp này đã được trình bày rất kĩ ở phần trên. Dưới đây, xin dẫn ra một trường hợp ở Châu Âu mà sự phát triển thông tin, truyền thông còn có những hạn chế, do trình độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật. Đó là trường hợp của Albani.

Theo báo cáo của Hội đồng Châu Âu về lĩnh vực sách ở Albani, hoạt động điện ảnh, sân khấu và âm nhạc không có những biến chuyển trong những năm gần đây và cần thiết phải có sự điều chỉnh. Do đó, phương tiện chính để truyền bá thông tin và văn hóa là phát thanh, truyền hình, sách và tạp chí.

Số lượng ngày càng tăng các thiết bị thu sóng từ vệ tinh ở các thành phố của Albani đã làm cho truyền hình trở thành phương tiện truyền thông hàng đầu. Đầu năm 1998, 13 tờ nhật báo được phát hành ở Tirana và mỗi tờ phát hành từ 1000 đến 30000 bản. Lý do chính của việc phát thành thấp như vậy, hiện tại (năm 1998) năm trong khoảng 85000 bản mỗi ngày, là chi phí sản xuất và phát hành quá cao, và do thu nhập của người đọc còn thấp. Việc đặt mua báo thường xuyên có thể chiếm đến 20% thu nhập của một cá nhân, đặc biệt là ở vùng nông

thôn. Hiện tại, việc thị thường không ổn định đã cản trở việc hạ giá thành và điều kiện hạ tầng yếu vẫn tiếp tục cản trở đến việc phát hành ra phạm vi ngoài thành phố.

Theo viện truyền thông, 29.68% người dân Albani đọc nhật báo (28.8% thường xuyên, 34% ít khi đọc, 7.4% không bao giờ đọc). 27.4% mua nhật báo (24.32% thường xuyên mua, 33.66% thỉnh thoảng mua). Tỉ lệ đọc báo thấp chắc chắn ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế, ngoài ra đó có thể là hệ quả của tác động tiêu cực trong quá khứ. Nhiều người dân cho rằng thông tin trên báo chủ yếu vẫn là tập trung phản ánh về hoạt động của chính quyền, hoặc cho rằng báo chí Albani chỉ là nơi diễn ra các cuộc tranh đấu chính trị và phản ánh các xung đột chính trị thay vì phản ánh ý kiến người dân.

Đối với vấn đề đọc sách hình có khác hơn. Các số liệu thống kê về đọc sách thường thấp và thậm chí tác phẩm bán chạy nhất cũng chỉ tiêu thụ được gần 2000 bản trong khoảng 8 tháng (theo báo cáo của một nhà xuất bản). Có nhiều cuộc phỏng vấn liên quan đến vấn đề này đã được thực hiện, và sau đây là kết quả.

- So với thu nhập bình quân thì giá sách quá cao; bình quân giá mỗi cuốn sách giá sách bình quân gần bằng với tiền lương một ngày (400 ALL);

- Người lớn tuổi thường đọc sách nhiều hơn thanh niên (thanh niên đọc rất ít hoặc hầu như không đọc sách);

- Những người đọc sách thường thích các truyện kể theo lối truyền thống, đặc biệt là của thế kỷ 19;

- Các sự kiện năm 1997 đã có tác động tiêu cực đến việc cho thuê sách tại thư viện.

Những người được phỏng phấn đều cho rằng trước năm 1990, đọc sách là hoạt động văn hóa chủ yếu và không có cạnh tranh từ phía các phương tiện truyền thông khác. Ngày nay việc mua sách bị giảm xuống vì lý do kinh tế, thậm chí đối với nhóm đọc sách, tại thời điểm này khả năng tiếp cận với sách thông qua hệ thống công cộng cũng bị hạn chế do tình trạng tồi tàn của các thư viện

trên cả nước, rất nhiều các thư viện đã bị hủy hoại trong thời kì khủng hoảng năm 1997.

Thông thường Chính phủ liên bang không cung cấp tài chính cho hoạt động nghệ thuật không chuyên, mà trách nhiệm này thuộc về chính quyền bang, thành phố và các quỹ hội. Việc thiếu sự khuyến khích đối với các nhóm nghệ thuật không chuyên vẫn là vấn đề đang còn được tranh luận, mặc dù không được xếp vào hàng đầu ở cấp liên bang. Sự xuống cấp trong việc giảng dạy các môn nghệ thuật ở trường học đã được thừa nhận, và người ta cho rằng điều này cũng có tác động đến khả năng sáng tạo về nghệ thuật và văn hóa nói chung. Tuy nhiên, các hiệp hội nghệ thuật và các nhà văn hóa đang tập trung để thúc đẩy sự tham gia vào đời sống văn hóa.

Vào năm 2000, khoảng 78% dân số tuổi từ 15 trở lên tham gia vào ít nhất một trong chín hoạt động văn hóa nghệ thuật. Khoảng từ 40% (sử dụng máy tính để thiết kế và vẽ) đến 11% tình nguyện tham gia hoặc trở thành thành viên của các tổ chức nghệ thuật. Khoảng 65% số người tuổi từ 15 trở lên tham gia ít nhất vào một trong bốn hoạt động có liên quan đến di sản trong năm vừa qua. Tỉ lệ người đọc các tư liệu lịch sử, tham gia vào các tổ chức di sản hoặc lịch sử nằm trong khoảng 55% đến 60%. Những gia đình có trẻ em và những người có trình độ học vấn cao thường tham gia vào các hoạt động nghệ thuật/ sáng tạo hơn so với những đối tượng khác. Thanh niên độ tuổi từ 15 đến 24 thường có xu hướng tham gia vào tất cả các hoạt động. 95% số người cho rằng nghỉ ngơi, thư giãn là lý do (65%) hoặc có phần (30%) quan trọng để tham gia vào các hoạt động văn hóa và nghệ thuật. Những lý do khác: để học hỏi cái mới hoặc để phát triển kĩ năng (87%), để làm việc hoặc chia sẻ với người khác (83%), để thể hiện bản thân (75%). Hoạt động nghệ thuật cũng được xem là cách để tìm hiểu về văn hóa và dân tộc (53%).

Truyền thông

Báo chí vẫn chịu tác động của những cuộc xung đột chính trị, và như là một kênh mở rộng của các cuộc tranh luận chính trị hơn là nơi để đưa các ý kiến của công luận. Trái với sự phát triển yếu kém của lĩnh vực báo viết, thì phát

thanh và truyền hình có những bước phát triển trong thời kỳ chính phủ mới được thành lập từ năm 1996. Luật phát thanh truyền hình tư nhân đã được ban hành năm 1998. Trên cả nước Albani có khoảng 20 đài phát thanh tư nhân, và đài truyền hình tư nhân cũng gần đạt con số này, đa số là các đài của vùng. Phần tin tức của những đài này rất ít, nhưng các bộ phim, đĩa nhạc vi phạm bản quyền lại phát tràn lan trên các sóng phát thanh truyền hình. Hiện nay, các lĩnh vực truyền thông ít có quan hệ hợp tác với nhau để trao đổi thông tin. Các khó khăn kỹ thuật làm cho việc phát sóng trên toàn quốc trở nên khó khăn, đặc biệt là đối với vùng núi.

Internet

Internet lần đầu tiên xuất hiện ở Albani vào năm 1995, và được cung cấp thông qua một server của UNDP, và được sử dụng bởi các tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Năm 1997, chính phủ triển khai chương trình Internet. Bắt đầu từ năm 1999, có hơn 500 trạm kết nối, cho phép truy cấp thường xuyên (do công ty Truyền thông cung cấp). Điều này hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động của các tờ báo và đài phát thanh tư nhân trong việc ứng dụng các trang web và dịch vụ thư điện tử. Internet cũng có vai trò quan trọng đối với các nhà xuất bản cũng như đối với các nhà nghiên cứu, học sinh sinh viên, những người có điều kiện tham gia các chương trình đào tạo từ xa.

Ngành điện ảnh

Cuộc khủng hoảng kinh tế chính trị vào đầu những năm 1990 đã gây tác động nghiêm trọng đến sự tồn tại của nền điện ảnh Albani. Hãng phim nhà nước “New Albani” đã phải tách ra thành ba công ty nhỏ, và hoạt động sản xuất giảm sút đến mức mỗi năm chỉ cho ra đời được 2 bộ phim, bởi vì nguồn tài chính nhà nước đã không còn. Công ty phân phối Phim Alba cũng phá sản. Ông Dhimiter Anagnosti, một nhà đạo diễn nổi tiếng của Albani, người lên làm bộ trưởng Văn hóa, thanh niên và thể thao năm 1992, đã thành lập một nhóm có nhiệm vụ soạn thảo Luật Điện ảnh, và được Quốc hội thông qua năm 1996. Luật này và Trung tâm điện ảnh quốc gia mới được thành lập thực hiện hỗ trợ về tài chính cho hoạt động sản xuất phim ở Albani. Trung tâm điện ảnh quốc gia được thành lập năm

1997, với vai trò thúc đẩy tính cạnh tranh trong sản xuất phim và thích nghi với điều kiện kinh tế thị trường.

Trung tâm điện ảnh quốc gia (NCC) thực hiện hỗ trợ tài chính, bằng nguồn tài chính của chính phủ, cho việc sản xuất những bộ phim mới. do nguồn tài chính hạn hẹp của NCC, việc hợp tác sản xuất là lựa chọn khả dĩ đối với ngành điện ảnh Albani thời điểm hiện nay. Bốn phim nghệ thuật được sản xuất những năm gần đây là kết quả của sự hợp tác với các công ty của các nước như Pháp, Nga, Hungari, và Balan, trong khi cách dịch vụ dành cho những nhà sản xuất nước ngoài rất ít và không tạo ra lợi nhuận. Phim tài liệu (7-8 phim mỗi năm) chủ yếu là sản phẩm hợp tác với truyền hình nhà nước Albani.

Cho dù có những hoạt động này, tình trạng của ngành điện ảnh Albani vẫn được xem là còn rất yếu kém. Các công ty sản xuất phim yếu kém về tài chính và thường phải cạnh tranh với nhau để tìm đối tác thực hiện các dự án phim của mình. Nói chung, ngành phim chịu tác động của công nghệ lỗi thời và hạ tầng yếu kém trong việc phân phối. Số lượng các rạp chiếu phim năm 1991 là 65, đến năm 2000 giảm xuống còn 25.

Một phần của tài liệu Sự mất cân đối và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin giữa các khu vực trên thế giới (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w