Vấn đề thông tin báo in của công chúng Châ uÁ

Một phần của tài liệu Sự mất cân đối và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin giữa các khu vực trên thế giới (Trang 44 - 47)

Trong bảng danh sách 10 tờ báo in có tirage lớn nhất thế giới có thể thấy nước sở hữu tờ báo đứng thứ nhất chính là một nước thuộc Châu Á – Nhật Bản. Tờ “Yomiuri Shimbun » của Nhật giữ vị trí thứ nhất với lượng phát hành lên tới

gần 15 triệu bản trong năm 2005. Điều này cho thấy khối lượng báo in khổng lồ mà người dân Nhật tiêu thụ trong vòng một năm tương đương với khối lượng thông tin mà họ thu nhận được từ số lượng báo in đó là cao nhất thế giới.

Trong top 10 tờ báo đứng đầu, chỉ có 2 tờ báo thuộc về các quốc gia Châu Âu (Đức và Anh) còn lại 8 đầu báo đều thuộc về các quốc gia Châu Á, cụ thể là Nhật Bản và Trung Quốc. Thử lý giải nguyên nhân này, có lẽ Nhật Bản có tới 2 tờ báo với tirage đứng đầu top 10 và có tới 6 tờ báo thuộc top 10 là vì đây là quốc gia có nhật báo phát triển mạnh, Nhật Bản cũng là quốc gia có số lượng tờ nhật báo rất lớn. Người dân Nhật là những người ưa tiếp nhận thông tin và nước Nhật cũng là nước phát triển khá mạnh về kinh tế trên thế giới, đời sống của người dân Nhật khá cao. Với mức sống dư dả về kinh tế, đòi hỏi về đời sống văn hóa của họ cũng phải tương đương. Các tờ báo của Nhật phát hành với số lượng lớn đồng nghĩa với lượng thông tin (nhật báo nhiều kéo theo thông tin đưa tới độc giả cũng phải nhiều, nhanh, mới và đặc biệt phải có chất lượng) mà người dân Nhật tiếp nhận cũng nhiều hơn so với các quốc gia khác.

Trung Quốc cũng là quốc gia có 2 tờ báo thuộc top 10. Tuy nhiên, điều này có thể do nguyên nhân Trung Quốc là nước có dân số quá lớn (thông tin mới cập nhật sẽ đạt 1,3 tỉ người trước tháng 6/2008) nên lượng báo in xuất bản đủ cung cấp cho người dân Trung Quốc cũng vì thế mà cao hơn. Nhưng dù có vì lý do dân số thì việc có 2 tờ báo thuộc top 10 nước xuất bản báo in cao nhất cũng cho thấy người dân Trung Quốc đang thu nhận thông tin từ báo in là chủ yếu. Trung Quốc sử dụng báo in như một kênh truyền thông tin đến công chúng nhiều hơn so với các quốc gia khác.

Theo danh sách các quốc gia có nhật báo có số lượng phát hành lớn nhất thì Châu Á có 9 quốc gia có số lượng xuất bản báo in cao nhất thế giới năm 2005. Trong đó Nhật Bản có 16 tờ, Trung Quốc có 20 tờ, Đài Loan có 02 tờ, Hong Kong có 01 tờ, Hàn Quốc có 06 tờ, Triều Tiên có 01 tờ, Ấn Độ có 03 tờ, Pakistan có 04 tờ, Thái Lan có 01 tờ. 9/52 quốc gia Châu Á có số lượng xuất bản báo in cao nhất thế giới và đồng nghĩa với việc chỉ có 9/52 quốc gia này thụ hưởng thông tin từ báo in nhiều nhất.

Những quốc gia còn lại, một số quốc gia cũng có lượng xuất bản báo in tương đối và báo in là kênh thông tin quan trọng để truyền tải tin tức, thông tin đến với công chúng, nhưng có những quốc gia có số lượng xuất bản báo in nằm ở bảng những nước có số lượng xuất bản báo in thấp nhất thế giới. Ví dụ như Banglades, Mông Cổ, Kuwait ... Sự chênh lệch này đưa đến một dự đoán về sự mất cân đối trong việc thụ hưởng thông tin của người dân giữa các quốc gia Châu Á. Các quốc gia thuộc cùng một Châu lục nhưng lại có sự chênh lệch đáng kể trong việc hưởng thụ thông tin, thậm chí có thể dẫn đến sự bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin. Nguyên nhân chính là ở lý do phát triển kinh tế của từng quốc gia, những quốc gia có số lượng xuất bản báo in lớn thì hầu hết có nền kinh tế phát triển. Từ kinh tế phát triển, họ có một nền chính trị tương đối ổn định và đời sống của người dân phát triển cao. Đời sống của người dân cao, trình độ dân trí cũng cao dẫn đến nhu cầu về thông tin lớn. Có cung ắt có cầu, dẫn đến thông tin được cung cấp cũng lớn. Còn một số quốc gia khác của Châu Á, hiện có tình hình kinh tế - chính trị bất ổn, đời sống của người dân có nhiều khó khăn, họ còn tồn tại nhiều mối lo hơn nhu cầu hưởng thụ công bằng về thông tin. Thậm chí, họ cũng không biết đến lượng thông tin mà các quốc gia khác đang được hưởng, vì vậy họ hài lòng với lượng thông tin được cung cấp. Tình hình này nếu tiếp tục, sự cân đối trong việc hưởng thụ thông tin sẽ còn kéo dài. Vì thế, cần phải đưa ra những giải pháp thích hợp, có thể là trợ giúp về lĩnh vực truyền thông, nhằm đưa lượng thông tin lưu thông giữa các quốc gia trở nên nhiều, nhanh và thuận lợi hơn. Sau đó là những dự án phát triển sao cho lượng thông tin được phân chia tới các quốc gia trong cùng một Châu lục là như nhau. Tuy nhiên để thực hiện được những điều này, cần phải có nhiều biện pháp phát triển truyền thông miễn phí hoặc tài trợ ở những nước kém phát triển. Có những dự án về truyền thông, tăng tỷ lệ phát hành báo in vì báo in là kênh truyền thông tin phổ biến và dễ dàng nhất. Đồng thời cũng phải tăng trình độ dân trí của các quốc gia kém phát triển để từ đó họ có nhu cầu về thông tin nhiều hơn. Việc tăng xuất bản báo chí, tăng lưu thông thông tin để tạo ra sự cân đối về thụ hưởng

thông tin chỉ có thể thực hiện tốt khi người dân có trình độ, có đòi hỏi và có nhu cầu cao về tiếp nhận thông tin.

2.2.2. Vấn đề hưởng thụ thông tin trên TV của công chúng châu ÁNước Số dân (triệu

Một phần của tài liệu Sự mất cân đối và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin giữa các khu vực trên thế giới (Trang 44 - 47)