Hưởng thụ Thông tin trên internet tại Châ uÁ

Một phần của tài liệu Sự mất cân đối và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin giữa các khu vực trên thế giới (Trang 49 - 57)

Từ năm 2000 đến năm 2007 việc sử dụng Internet tăng vọt đáp ứng yêu cầu đa dạng trong đời sống loài người. Theo bảng thống kê trên, dân số Châu Á ước tính năm 2007 là gần 4 tỷ người, lớn hơn hẳn 1 tỷ so với dân số toàn thế giới còn lại. Con số đó cho thấy dân số đông khiến cho Châu Á trở thành miếng mồi ngon cho các nhà kinh doanh Internet, một khu vực năng động hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển và bùng nổ dịch vụ Internet. Châu Á có khoảng gần 530 nghìn người sử dụng internet trên 4 tỷ dân (14%) còn con số ở phần còn lại

Thống kê số người dùng Internet và dân số Châu Á

Châu Á Dân số ước tính năm 2007 % dân số toàn cầu Số người dùng Internet tính đến 12/2007 Tỷ lệ người dùng theo % dân số % người dùng thế giới Tăng trưởng 2000- 2007 Thống kê Châu Á 3,776,181,949 56.6 % 529,701,704 14.0 % 37.6 % 363.4 % Thế giới còn lại 2,899,938,339 43.4 % 878,023,216 30.3 % 62.4 % 255.9 % Toàn thế giới 6,676,120,288 100.0 % 1,407,724,920 21.1 % 100.0 % 290.0 %

của thế giới là 30.3%. Như vậy, có thể nói đến hết năm 2007, với số dân đông hơn so với các châu lục còn lại nhưng tỉ lệ người sử dụng internet ở Châu Á là thấp hơn, điều này cho thấy người Châu Á tiếp cận và sử dụng internet như một công cụ tối ưu để tiếp cận thông tin là chưa nhiều so với các châu lục còn lại.

từ năm 2000 đến tháng 12/2007 Châu Á Dân số ước tính

năm 2007 Số người dùng Internet năm 2000 Số người dùng Internet đến 12/2007 Tỷ lệ người dùng theo % dân số Tỷ lệ người dùng ở châu Á Tỷ lệ tăng trưởng 2000-2007 Afganistan 31,889,923 1,000 535,000 1.7 % 0.1 % 53,400.0 % Armenia 2,971,650 30,000 172,800 5.8 % 0.0 % 476.0 % Azerbaijan 8,120,247 12,000 1,000,000 12.3 % 0.2 % 8,233.3 % Bangladesh 150,448,339 100,000 450,000 0.3 % 0.1 % 350.0 % Bhutan 671,887 500 30,000 4.5 % 0.0 % 5,900.0 % Brunei Darussalem 374,577 30,000 176,029 47.0 % 0.0 % 486.8 % Cambodia 13,995,904 6,000 44,000 0.3 % 0.0 % 633.3 % China * 1,321,851,888 22,500,000 210,000,000 15.9 % 41.1 % 833.3 % East Timor 1,084,971 - 1,000 0.1 % 0.0 % 0.0 % Georgia 4,646,003 20,000 332,000 7.1 % 0.1 % 1,560.0 % Hong Kong * 6,980,412 2,283,000 4,878,713 69.9 % 1.1 % 113.7 % India 1,129,866,154 5,000,000 60,000,000 5.3 % 13.0 % 1,100.0 % Indonesia 234,693,997 2,000,000 20,000,000 8.5 % 4.3 % 900.0 % Japan 127,433,494 47,080,000 87,540,000 68.7 % 19.0 % 85.9 % Kazakhstan 15,284,929 70,000 1,247,000 8.2 % 0.3 % 1,681.4 % Korea, North 23,301,725 -- -- -- -- 0.0 % Korea, South 49,044,790 19,040,000 34,910,000 71.2 % 6.8 % 83.4 % Kyrgystan 5,284,149 51,600 298,100 5.6 % 0.1 % 477.7 % Laos 6,521,998 6,000 25,000 0.4 % 0.0 % 316.7 % Macao * 456,989 60,000 216,600 47.4 % 0.0 % 261.0 %

Con số tăng trưởng internet khá cao (363.4%). Có thể nói mức độ tăng trưởng như vậy sẽ giúp Châu Á ngày càng tiến gần hơn với việc sử dụng internet vào việc tiếp cận và chia sẻ thông tin. Với xu hướng phát triển của thế giới nói chung và phát triển truyền thông nói riêng thì con số tăng trưởng của tỷ lệ dân số Châu Á sử dụng internet cho thấy một tương lai chia sẻ thông tin nhanh nhạy, phong phú và nhanh chóng. Bên cạnh đó internet còn là nguồn khai thác thông tin vô tận, nếu tỉ lệ người Châu Á sử dụng internet tăng lên thì sự tiếp nhận thông tin của họ sẽ nhanh chóng và dồi dào không thua kém gì so với Châu Âu, Châu Mỹ hay Châu Úc, nhưng nơi được hưởng thụ thông tin với tốc độ cao và khối lượng lớn.

Theo bảng thống kê mức độ sử dụng internet của các nước Châu Á tính từ năm 2000 – 2007 ta có thể rút ra vài nhận xét:

Trong vòng 7 năm, có hai nước Châu Á (tổng số nước thống kê là 35 nước) từ không có một người sử dụng internet nào đến 2007 đã có người sử dụng internet (Afganistan – 1.1% và Đông Timor 0.1%), mặc dù con số người sử dụng internet ở 2 nước này là rất nhỏ nhưng đã chứng tỏ một điều, người dân ở đây đã bắt đầu tiếp cận với kênh cung cấp thông tin lớn và nhanh nhạy nhất trên thế giới, một số người ban đầu tiếp cận và thụ hưởng lợi ích từ kênh thông tin này dần dần sẽ lôi kéo thêm những người khác sử dụng nó. Như vậy, tỷ lệ gia tăng người sử dụng internet chắc chắn sẽ tăng ở những khu vực Châu Á tiềm năng.

Hiện nay trên 35 nước được thống kê trong bảng, Bắc Triều Tiên vẫn là nước duy nhất đến năm 2007 chưa có người sử dụng internet. Điều này có thể do lý do chính trị, nguyên do cơ cấu quản lý … hoặc những lý do kinh tế, văn hóa, xã hội khác. Từ con số 0% số dân sử dụng internet, có thể nhận định rằng, người dân Bắc Triều Tiên đang chịu sự thụ hưởng thông tin không bằng so với các nước Châu Á lân cận. Bởi họ đã bỏ lỡ một kênh cung cấp thông tin hiệu quả rất lớn, như vậy, sự thụ hưởng thông tin của họ có độ vênh tương đối so với các nước trong khu vực Châu Á. Chưa có một thống kê hay nghiên cứu chính thức nào về sự tiếp nhận chênh lệch thông tin giữa Bắc Triều Tiên và các nước khác

trong Châu Á nhưng thông qua việc không có internet tại đó ta có thể biết rằng người dân tại đây chắc chắn sẽ không thu nhận được lượng thông tin dồi dào và cập nhập bằng các khu vực khác. Để khắc phục tình trạng này, rất có thể các nhà cung cấp internet nổi tiếng, các kênh truyền thông mạng điện tử hoặc tổ chức thông tấn Châu Á – Thái Bình Dương phải nghiên cứu, thăm dò để đưa internet tới đây, nhằm tăng cường số lượng và chất lượng thông tin, sau đó là đạt đến mục đích bình đẳng thông tin trong khu vực.

Hiện nay, ta có thể nói có sự bất bình đẳng trong việc tiếp nhận thông tin giữa các khu vực trên thế giới do một số nơi kinh tế cũng như cơ sở vật chất (đường truyền, cable có dây, cable không dây …) là khác nhau nên điều kiện để tiếp nhận thông tin cũng khác nhau và cho kết quả là khối lượng và chất lượng thông tin thu được là không giống nhau. Tuy nhiên, với quá trình toàn cầu hóa, sự ra đời của hãng thông tấn Châu Á – Thái Bình Dương (OANA), các giải pháp của OANA và Unesco cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự toàn cầu hóa thông tin, thúc đẩy quá trình lưu thông thông tin ở các khu vực trên thế giới, nhằm đạt được sự cân bằng trong phân phối thông tin cả về chất và về lượng.

Biểu đồ thể hiện số % người sử dụng Internet tại Châu Á so với toàn thế giới

Biểu đồ thể hiện kết quả điều tra thăm dò tỉ lệ người sử dụng internet của Châu Á , các châu lục khác và tỷ lệ trung bình của thế giới .

Qua biểu đồ trên có thể thấy những nước đứng đầu trong tỷ lệ người dân sử dụng internet hầu hết là những nước phát triển và đang phát triển như: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonexia, Viet Nam ... trong khi đó còn rất nhiều nước còn lại trong khu vực như Afganistan, Đông Timor, Nam Triều Tiên, Lào, Mongolia, Sri Lanka … thì tỷ lệ người dùng chỉ chiếm một số % cực kỳ nhỏ (0% - 0.1% so với khu vực). Như vậy, ngay chính trong một khu vực địa lý, ta đã thấy có sự chênh lệch về sử dụng internet, phần nào đồng nghĩa với việc chênh lệch trong tiếp nhận, thụ hưởng thông tin toàn cầu. Sự chênh lệch, mất cân đối này có thể do nguyên nhân kinh tế, văn hóa, chính trị … và hậu quả của nó khá rõ nét. Trình độ cũng như sự hiểu biết, cập nhật văn hóa tin tức của mọi người chênh lệch với nhau. Có những khu vực, người dân thụ hưởng thông tin quá đầy đủ, nhanh chóng, chính xác và thuận lợi (top 10 nước) ngược lại có những khu vực người dân được tiếp nhận thông tin nhỏ giọt, chậm chạp và đôi lúc không chính xác. Từ đó dẫn đến sự phân hóa trình độ trong khu vực, hơn thế nữa còn là sự phân hóa nền văn hóa. Vì vậy, chúng ta phải suy nghĩ và tìm ra giải pháp tối ưu nhằm khắc phục tình trạng này. Về internet nói riêng, cần phải mở rộng các khu vực và tỷ lệ người dùng internet với các kế hoạch kiến nghị lắp đặt và phát triển với nhà nước của một số nước đang có tỷ lệ sử dụng thấp để đạt mức cân bằng tỷ lệ người sử dụng internet, đạt được mức cân bằng về tỷ lệ đó sẽ cho ta kết quả tương đối đồng đều về tiếp nhận thông tin qua internet. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh sẽ là khi những nước đang có tỷ lệ thấp phát triển ngang bằng thì những nước có tỷ lệ cao sẽ phát triển càng nhanh và càng mạnh hơn nữa, từ đó khó mà đạt được sự cân bằng. Unesco lập ra OANA với sự tham gia của các hãng thông tấn lớn trong khu vực nhằm khắc phục tình trạng mất cân đối thông tin, đồng thời cải thiện sự lưu thông tin tức giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển; qua đó góp phần tăng cường sự hiểu biết, quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa thực dân, khắc phục tình trạng đói nghèo, thất nghiệp, bệnh tật để thực hiện hiện đại

hóa. OANA liên tục tổ chức họp thường niên để đưa ra các giải pháp phù hợp với từng thời kỳ phát triển phức tạp của thế giới.

Một phần của tài liệu Sự mất cân đối và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin giữa các khu vực trên thế giới (Trang 49 - 57)