Sự mất cân dối và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin xét trên tiêu chí là các sản phẩm truyền thông cung cấp tới công chúng

Một phần của tài liệu Sự mất cân đối và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin giữa các khu vực trên thế giới (Trang 33 - 40)

xét trên tiêu chí là các sản phẩm truyền thông cung cấp tới công chúng

Sản phẩm thông tin in ấn

Dưới đây là bảng số liệu 10 tờ nhật báo có số lượng phát hành lớn nhất thế giới năm 2005, dẫn nguồn từ bản thống kê 100 tờ nhật báo có số lượng phát hành lớn nhất.

STT Tên nhật báo Quốc gia Lượng phát

hành/ngày

1 Yomiuri Shimbun Nhật Bản 14,532,694

2 Asahi Shimbun Nhật Bản 12,601,375

3 Sichuan Ribao Trung Quốc 8,000,000

5 Bild Đức 5,674,400

6 Chunichi Shimbun Nhật Bản 4,323,144

7 Sun Anh 3,718,354

8 Renmin Ribao Trung Quốc 3,000,000

9 Sankei Shimbun Nhật Bản 2,890,835

10 Nihon Keizai Shimbun Nhật Bản 2,705,877

Từ bảng số liệu trên, có thể đưa ra một số nhận định căn bản sau:

- Các quốc gia có số nhật báo có lượng phát hành lớn nhất đều có nền kinh tế phát triển. Nhật Bản dẫn đầu thế giới với 3 nhật báo lần lượt đứng ở vị trí thứ nhất, thứ hai và thứ tư. Nhật có 16 nhật báo trong top 100. Nếu đánh giá một cách khách quan, sự phát triển của nhật báo tại Nhật chứng tỏ sự phát triển về chỉ số con người. Nhật là quốc gia dân số không đông, nhưng tỷ lệ người đọc báo cao, việc tiêu thụ báo chí tại Nhật thực sự phát triển.

- Cũng lọt vào top đầu là Đức và Anh. Có thể khẳng định, sự phát triển về kinh tế, trình độ dân cư là những nhân tố căn bản giải thích cho sự phát triển mạnh mẽ của nhật báo, đồng nghĩa với việc thụ hưởng thông tin cao của công chúng.

- Cũng theo bảng này, Trung Quốc có 20 nhật báo trong top 100 này. Nếu xác định về việc thụ hưởng thông tin ở Trung Quốc cao, theo tiêu chí số phát hành nhật báo, thì tính chính xác cũng chưa thực cao, vì dân số Trung Quốc rất lớn.

- Theo dõi bảng danh sách 100 nhật báo có số lượng phát hành lớn nhất, có thể thấy rằng, những nhật báo này tập trung vào một số quốc gia nhất định. Nhật, hay Trung Quốc, Anh, Mỹ có số nhật báo có tỷ lệ phát hành cao, song cũng có những quốc gia mà số phát hành nhật báo còn nhỏ giọt.

Theo một bảng thống kê khác của Hiệp hội báo chí Pháp về 25 quốc gia có tỷ lệ người đọc báo lớn nhất, chúng ta cũng có thể đi đến những kết luận có giá trị cho việc đánh giá thực trạng hưởng thụ thông tin của công chúng hiện nay đang chênh lệch đến mức nào.

STT Quốc gia Bản/1000 dân 1 Nauy 704 2 Nhật 653 3 Phần Lan 531 4 Thụy điển 508 5 Thụy sĩ 432 6 Anh 402 7 Áo 365 8 Canada 342 9 Pêru 341 10 Singapo 339 11 Đan mạch 334 12 Đức 332 13 Hà lan 328 14 Ukraina 271 15 Mỹ 269 16 Estonia 227 17 Slovenia 211 18 Úc 207 19 Bỉ 203 20 CH Séc 195 21 Hungari 191 22 Pháp 164 23 Thổ Nhĩ Kỳ 158

24 Tây Ban Nha 127

25 Italia 118

Từ bảng số liệu trên, cũng một thực tế nữa được rút ra, đó là cư dân của các quốc gia phát triển đọc báo nhiều ra sao. Các quốc gia này phần lớn đều thuộc châu Âu (19/25 quốc gia). Việc thụ hưởng thông tin báo in có thể chứng minh cho một điều, đó là sự phát triển của ngành công nghiệp truyền thông tại lục địa già này.

Bảng số liệu này cũng cho thấy khoảng cách giữa nước dẫn đầu và nước ở cuối trong bảng 25 quốc gia này là rất lớn. Nếu như Nauy dẫn đầu với 704bản/1000dân, thì Italia đứng thứ 25 đã là 118bản/1000 dân. Nó phản ánh thực tế trong việc hưởng thụ các giá trị truyền thông, giá trị tin tức, đồng thời

cũng trỏ ra một thực tế rằng, ở các nước chưa phát triển, thông tin đang “đói khát” như thế nào.

Ở châu Phi, việc tiếp cận với báo in của một bộ phận lớn công chúng là điều không tưởng, vì tỷ lệ người mù chữ quá đông. Mù chữ, đồng nghĩa với vịêc kênh thông tin văn tự không thể tiếp cận được với công chúng. Điều này phần nào lý giải tại sao phát thanh vẫn là loại hình truyền thông phát triển tại lục địa đen. Quốc gia Số lượng báo in (Tờ) Số dân (Triệu người) Tỉ l báo in / số dân (tờ / triệu người) Angola 8 15.5 1.9 Bostwana 13 1.8 0.14 Cameroon 7 16.0 2.29 DRC 157 60.0 0.38 Ethiopia 55 70.0 1.27 Ghana 106 21.2 0.2 Kenya 14 33.4 2.39 Mozambique 9 19.4 2.16 Nigeria 72 134.0 1.86 Senegal 56 11.4 0.2 Sierra Leone 92 5.3 0.06 Somalia 36 8.0 0.22 Southu Afica 37 45.5 1.23 Tanzania 33 37.6 1.14 Uganda 11 28.0 2.55 Zambia 9 11.5 1.28 Zinbabue 19 12.9 0.68

Báo in chủ yếu phát triển ở thành thị, nơi có tỉ lệ dân biết chữ cao hơn cả. Nhưng nhìn chung, báo in vẫn còn kém phát triển vì trình độ văn hoá của dân cư thấp, giá thành báo cao (do kĩ thuật in chưa phát triển, chi phí in cao…) Hầu hết các tít chính trên báo đều in bằng các ngôn ngữ có nguồn gốc châu Âu. Các nước có tỉ lệ dân cư đọc báo cao (trên 33% đọc 1 báo 1 lần /tuần) có thể kể ra như Mozanbique, Nam Phi, Nigieria, Zambia, và Cameroon. Tỉ lệ này ở một số nước là cực kì thấp như Botswana 13%, Senegan 6%, Kenya 5%...

Phát thanh và Truyền hình

Phát thanh và truyền hình là những phương tiện truyền thông rất phát triển. Nó là thành quả của sự phát triển khoa học kỹ thuật. Việc sử dụng radio đã trở thành thói quen của nhiều đối tượng công chúng bởi giá thành rẻ, cách truyền tin thân thiện. Với truyền hình, việc tiếp cận dường như khó hơn do đầu tư ban đầu, với những người nghèo, còn khá cao. Tuy vậy, ở các nước phát triển, radio và TV là những phương tiện thiết yếu trong gia đình, nó được coi là tài sản cố định.

Năm 1988, ước tính dân số Mỹ có khoảng 270 triệu 300.000 người. Trung bình cứ 1 người dân Mỹ sở hữu tới 2 radio và 1 tivi. Để đáp ứng nhu cầu thông tin của số lượng máy thu khổng lồ này, nước Mỹ có 1.285 đài truyền hình và hơn 10.000 đài phát thanh (1994). Đại bộ phận đài phát thanh và truyền hình Mỹ thuộc sở hữu tư nhân. Một đối thủ không thể xem thường của truyền hình là mạng lưới truyền hình cáp với 67 triệu thuê bao (1996).

Trung bình mỗi người Anh ngồi trước màn hình 3 giờ rưỡi để thu nhận thông tin. Hơn 97% hộ gia đình Anh có tivi màu, 73% có đầu máy video. Nhà nào cũng có radio và có tới 70% người Anh bắt sóng radio hàng ngày. Đài phát thanh và truyền hình Anh (BBC) cung cấp thuê bao duy nhất với 2 kênh truyền hình BBC1, BBC2, 5 đài phát thanh phủ sóng toàn lãnh thổ. Hệ thống điện tử Anh tăng trưởng với tốc độ chóng mặt về số lượng với 3 kênh truyền hình tư nhân, 3 đài phát thanh tư nhân phát sóng toàn quốc và khoảng 200 đài khu vực.

Theo số liệu thống kê 1996 cứ 1000 người dân Pháp thì có 943 radio và 596 tivi, đài phát thanh: 41 đài AM và 846 đài FM.

Trung bình 1000 người Nhật có 684 tivi và 957 radio.

Ở châu Phi, Radio là hình thức truyền thông phát triển nhất, có vai trò thống trị các loại hình truyền thông khác. Các đài phát thanh xuất hiện dưới nhiều hình thức: đài phát thanh trực thuộc nhà nước, chính quyền các vùng, miền, là tiếng nói của các cơ quan quyền lực nhà nước; đài phát thanh cộng đồng, phát thanh cá nhân, phát thanh thương mại và đài phát thanh tôn giáo.

Truyền hình nơi đây bước đầu phát triển nhưng vẫn còn hạn chế do thiếu về điện năng và phương tiện truyền tải, thu phát sóng, các phương tiện kĩ thuật vẫn còn ở trình độ thấp, chi phí sản xuất cao…

Thông tin trên Internet.

Internet mang lại rất nhiều tiện ích cho người sử dụng, một trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat), máy truy tìm dữ liệu (search engine), các dịch vụ thương mại và chuyển ngân, các dịch vụ về y tế giáo dục như là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớp học ảo. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên Internet.

Internet đã làm thay đổi thế giới với sự ra đời của các trang thông tin, kinh doanh điện tử như eBay, Amazon và Yahoo, cùng với việc bắt đầu niêm yết cổ phiếu thị trường chứng khoán công nghệ Mỹ, Nasdaq qua mạng điện tử Netscape.

Các con số thống kê cho thấy mỗi tháng trên thế giới có khoảng 2 tỉ cuộc tìm kiếm trên trang Google và khoảng 345 triệu người tìm kiếm thông tin trên trang Yahoo. Hiện trên thế giới có gần 1 tỉ người truy cập Internet, chiếm 14,6% dân số thế giới.

Tính năng ưu việt của mạng Internet đã được thực tiễn khẳng định. Các chuyên gia công nghệ thông tin cho rằng sự phát triển của các trang điện tử đã trở thành một trong những thành tựu có bước phát triển nhanh nhất trong lịch sử công nghệ thông tin. Cùng với sự phát triển của lĩnh vực điện thoại di động, triển vọng của Internet trên thế giới rất rõ ràng, đặc biệt ở các nước đang phát triển, những nước mới nổi lên như Trung Quốc, Ấn Độ.

Biểu đồ tròn dưới đây là sự mô phỏng tỷ lệ % người sử dụng internet trên phạm vi toàn cầu.

Biểu đồ % sử dụng internet thế giới.

Biểu đồ số người dùng internet Thế giới

Theo đó, châu Á là châu lục có số dân truy cập internet đông nhất. Tiếp đó là Châu Âu, Bắc Mỹ... Nhưng những con số này chưa phác thảo lên bức tranh toàn cảnh về internet. Vì trên thực tế, khi xem xét khu vực nào dân cư tiếp cận

nhiều nhất với các tài nguyên internet cần căn cứ vào tỷ lệ % dân số sử dụng internet trên tổng số dân của khu vực đó.

Biểu dưới đây sẽ cho thấy một bức tranh chân thực hơn.

Một phần của tài liệu Sự mất cân đối và bất bình đẳng trong việc hưởng thụ thông tin giữa các khu vực trên thế giới (Trang 33 - 40)