Bảo vệ môi trường đất và sử dụng bền vững tài nguyên đất

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước về tài nguyên môi trường: thực trạng và giải pháp (Trang 81 - 82)

- Cơ quan, đơn vị sự nghiệp Cơ sở sản xuất, kinh doanh

3.1.3.2. Bảo vệ môi trường đất và sử dụng bền vững tài nguyên đất

chức có khả năng quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng. Củng cố, nâng cao trách nhiệm và hiệu lực quản lý của chính quyền cơ sở và lực lượng Kiểm lâm, đồng thời gắn trách nhiệm của các chủ rừng khi để xảy ra mất rừng.

Giữ vững diện tích rừng hiện có, chú trọng bảo vệ rừng phòng hộ, rừng giáp biên giới. Không ngừng nâng cao độ che phủ của rừng. Thực hiện trồng cây phân tán trong khu dân cư tập trung và các công trình xây dựng trụ sở làm việc, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các công trình công cộng, hành lang giao thông liên xã, đường nội thôn buôn đễ tạo mảng xanh trong khu vực có mật độ dân cư cao.

Đến năm 2010, thực hiện khoanh nuôi tái sinh diện tích rừng tự nhiên để duy trì diện tích rừng trên địa bàn là 25.079ha, trong đó 20.363ha rừng sản xuất, 4.716ha rừng phòng hộ. Giai đoạn 2011 – 2020, duy trì rừng phòng hộ, tiếp tục trồng rừng trên đất chưa sử dụng để bù lại phần đất rừng chuyển đổi sang mục đích khác và tăng diện tích rừng sản xuất. Đến năm 2020 đưa diện tích đất rừng lên 25.428ha.

3.1.3.2. Bảo vệ môi trường đất và sử dụng bền vững tài nguyên đất đất

Hoàn thiện chiến lược, quy hoạch và các văn bản pháp quy quản lý tài nguyên đất, bảo đảm việc quản lý và sử dụng đất trống có hiệu quả. Việc sử dụng các hệ sinh thái, và địa lý đặc thù phải dựa trên cơ sở cân bằng sinh thái và quy hoạch các khu bảo tồn. Tăng cường các biện pháp quản lý, luật pháp và các biện pháp hỗ trợ để giải quyết hài hoà các mâu thuẫn trong sử dụng đất với bảo vệ môi trường, giữa khai thác khoáng sản với tài nguyên đất và các dạng tài nguyên khác.

Bố trí quy hoạch sử dụng các loại đất một cách hiệu quả. Trong giai đoạn đến năm 2010, tích cực khai thác đất chưa sử dụng để tạo quỹ đất phát triển trồng rừng, sản xuất nông nghiệp và xây dựng các công trình thủy lợi để đến năm 2010 chỉ còn 792ha, chiếm 1,6% diện tích tự nhiên là diện tích đất không có khả năng đưa vào khai thác (giảm 943ha so với năm 2007).

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 82

Giai đoạn đến năm 2020, thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính theo Quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Đăk Nông. Địa giới hành chính huyện Đăk Mil được điều chỉnh để thành thị xã Đức Lập, quy mô đô thị loại IV (diện tích dự kiến khoảng 20.012ha) và huyện Đăk Mil (diện tích 48.287ha). Thực hiện điều chỉnh quỹ đất phù hợp với các định hướng phát triển chung của huyện, đảm bảo các công trình thiết yếu phục vụ trước và sau khi thành lập thị xã.

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước về tài nguyên môi trường: thực trạng và giải pháp (Trang 81 - 82)