Tài nguyên khoáng sản:

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước về tài nguyên môi trường: thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 49)

Nguồn tài nguyên khoáng sản của huyện Đăk Mil, qua các tài liệu điều tra nghiên cứu gồm các loại khoáng sản chính:

- Đá xây dựng: Mỏ đá Basalt đã được thăm dò và khai thác tại xã Đăk R’la là mỏ Đô Ry. Chất lượng đá có hàm lượng SO3 nhỏ, các thành phần khác đều đạt Tiêu chuẩn Việt Nam, tính chất cơ lý tốt , có thể sử dụng để làm đá xây dựng với các sản phẩm như đá chẻ, đá hộc, đá rải đường, bê- tông nhựa, bê-tông xi măng. Trữ lượng mỏ Đô Ry là 4,5 triệu m3, sản lượng khai thác bình quân khoảng từ 55.000m3 - 60.000m3/năm.Ngoài ra, còn

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 49

nhiều mỏ có quy mô nhỏ hơn đang được khai thác, chủ yếu tại các xã Đăk Lao, Đăk N’Drot, Đức Mạnh.

- Mỏ Bauxit ở Thuận An: đã được thăm dò tìm kiếm và đánh giá sơ bộ. Kết quả cho trữ lượng không cao nên huyện chưa đặt vấn đề khai thác.

- Ngoài ra, trong những năm gần đây, dù chưa có tài liệu khảo sát thăm dò chính thức nhưng qua tìm kiếm bước đầu đã phát hiện trên địa bàn xã Đăk Lao có mỏ đá bán quý Topaz với địa tầng chứa quặng tồn tại trong tầng basalt. Trên thực tế đã xuất hiện hiện tượng khai thác tự phát.

Về cơ bản, Đăk Mil là một huyện có tiềm năng khoáng sản khá dồi dào, đặc biệt là đá xây dựng, với sản lượng khai thác từ 55.000m3 đến 60.000m3 mỗi năm. Tuy nhiên, hiện nay nguồn khoáng sản này đang bị nhiều tổ chức, cá nhân khai thác trái phép, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên quốc gia.

Mấy năm trở lại đây, nhu cầu xây dựng trên địa bàn huyện Đăk Mil phát triển mạnh mẽ, kéo theo đó là sự phát triển ồ ạt của các hầm đá. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện nay trên địa bàn huyện Đăk Mil có trên 10 tổ chức, cá nhân tham gia khai thác đá xây dựng mà không có giấy phép. Hầu hết các hầm đá này phát triển một cách tự phát. Đặc biệt, khi nhu cầu vật liệu xây dựng ngày một tăng cao, đã làm nảy sinh một số người chuyên đi tìm và khai thác các hầm đá, do đó xuất hiện tình trạng mua đi bán lại các hầm đá và khai thác một cách tự do. Tuy vậy, hầu hết những người khai thác đá ở đây đều không ý thức được việc làm của mình là trái phép. Xét về phương diện quy mô thì các hầm đá này chỉ mang tính chất sản xuất hộ gia đình, kiếm thêm thu nhập. Các hộ này không có đủ khả năng cũng như điều kiện để đứng ra đăng ký khai thác đá kinh doanh. Mỗi hầm đá chủ hầm thuê từ 2 đến 3 thợ đào đá. Mỗi người thợ làm việc cật lực và luôn phải đối mặt với rủi ro, nguy hiểm nhưng chỉ kiếm được 40 nghìn đồng mỗi ngày. Ở các hầm đá này công nhân khai thác hoàn toàn bằng thủ công, không có máy móc hoặc các thiết bị phụ trợ.

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước về tài nguyên môi trường: thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 49)