Chất thải sinh hoạt và sản xuất:

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước về tài nguyên môi trường: thực trạng và giải pháp (Trang 50)

Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, sự phát triển nhanh chóng của các xí nghiệp sản xuất cà phê, nông sản… tại địa phương đã làm gia tăng khối lượng chất thải ra môi trường. Trong đó, nghiêm trọng nhất có thể kể đến những chất thải khó phân hủy hoặc đòi hỏi một thời gian tương đối dài để phân hủy như bao, bì nilon, nhựa không tái sinh… Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng cùng hệ thống cấp, thoát nước, thu gom và xử lý chất thải, bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được so với thực tế và mất mỹ quan. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất, vệ sinh đô thị và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị cũng như sức khỏe cộng đồng.

Tại khu vực chợ Đăk Mil – vốn là khu tập trung đông dân cư, rác thải sinh hoạt phần lớn chưa được thu gom, phân loại hiệu quả và không có bãi chứa dẫn đến tình trạng nhiều nơi người dân đổ rác bừa bãi, hình thành các bãi rác tự phát. Việc thu gom xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện còn nhiều khó khăn, nhất là các xã dọc tuyến Quốc lộ 14, có mật độ dân cư đông và buôn bán nhiều ngành nghề khác nhau vì vậy lượng rác thải phát sinh rất cao. Trung bình, lượng chất thải rắn sinh hoạt khoảng từ 0,5 – 0,65kg/người/ngày. Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn mà được thu lẫn lộn, sau đó được vận chuyển sang bãi chôn lấp. Việc xử lý chất thải cho đến nay chủ yếu vẫn chỉ đổ ở bãi lộ thiên không có sự kiểm soát, mùi nặng nề và nước rác cũng là một nguồn gây ô nhiễm. Các loại chất thải nguy hại như chất thải các sơ sở khám chữa bệnh, hóa chất độc hại chưa được thu gom xử lý vệ sinh.

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước về tài nguyên môi trường: thực trạng và giải pháp (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)