SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 78TIỂU KẾT CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước về tài nguyên môi trường: thực trạng và giải pháp (Trang 78 - 79)

- Cơ quan, đơn vị sự nghiệp Cơ sở sản xuất, kinh doanh

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 78TIỂU KẾT CHƯƠNG

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Đăk Mil được xem như là địa bàn chiến lược trọng yếu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng phía Đông Bắc của tỉnh Đăk Nông. Nguồn tài nguyên thiên nhiên được đánh giá là tiềm năng và lớn cả về số lượng lẫn chất lượng trên toàn tỉnh Đăk Nông. Đây là một trong những thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của địa phương. Những tiềm năng và lợi thế đó đã và đang tác động tích cực đến sự phát triển của huyện về mọi mặt trong thời gian qua. Thực tế cho thấy, sự phát triển kéo theo những vấn đề cần giải quyết về môi trường sống. Các chiến lược, kế hoạch phát triển của huyện luôn được xây dựng đi kèm với các mục tiêu bảo vệ tài nguyên và môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển của địa phương một cách bền vững.

Nhận thức được vị trí, vai trò quan trọng của tài nguyên môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội, sự ổn định của chất lượng môi trường sống của địa phương, công tác QLNN đối với tài nguyên môi trường tại huyện Đăk Mil – Đăk Nông đã được quan tâm chú trọng và ngày càng hoàn thiện, góp phần cải thiện chất lượng môi trường cũng như bảo vệ và giữ vững nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung cũng như tài nguyên đất đai và tài nguyên rừng nói riêng tại địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận thì trong công tác QLNN vẫn còn những tồn tại, hạn chế tác động không tốt đến tài nguyên môi trường trên địa bàn huyện.

Những tồn tại và hạn chế này cần được nghiên cứu để tìm ra các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với hoạt động này trong thời kỳ CNH-HĐH hiện nay.

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước về tài nguyên môi trường: thực trạng và giải pháp (Trang 78 - 79)