Chất lượng môi trường không khí:

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước về tài nguyên môi trường: thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 52)

Tại các điểm quan trắc bụi đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nhất là các mỏ khai thác đá xây dựng, các xí nghiệp sản xuất và chế biến nông – lâm sản… Nồng độ bụi do các cơ sở này thải ra cao hơn so với mức độ cho

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 51

phép, thậm chí có những khu vực chế biến cà phê nồng độ bụi cao gấp 2 -3 lần tiêu chuẩn cho phép... Bên cạnh đó, các cơ sở này còn thải ra môi trường một lượng lớn khí độc hại như CO, SO2... đây là những khí rất độc hại đối với môi trường và người lao động tại chính các cơ sở này. Mức độ tiếng ồn của các cơ sở khai thác đá luôn cao hơn nhiều lần tiêu chuẩn. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

Thứ nhất, các hoạt động sản xuất nông – công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp, khai thác và chế biến khoáng sản… là một trong những nguồn chính gây ô nhiễm không khí. Công nghệ khai thác đá của các cơ sở chủ yếu là nổ mìn kết hợp với lao động thủ công, không được trang bị những thiết bị hút bụi tiên tiến, trong khi đó hầu hết các công đoạn của quá trình khai thác và chế biến đá đều phát sinh bụi từ nổ mìn, khoan phá đá, nghiền sàng, chuyên chở...

Từ năm 2000 đến năm 2007, số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện đã tăng từ 133 cơ sở (năm 2000) lên 287 cơ sở (năm 2007), trong đó tập trung lớn nhất tại trung tâm thị trấn với 81 cơ sở sản xuất. Các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản… do không có hệ thống thu hồi và xử lý bụi nên nồng độ bụi ở đây rất cao, vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép. Một số cơ sở chế biến nằm tại khu dân cư gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh.

Thứ hai, số lượng cũng như mật độ di chuyển của các loại phương tiện giao thông trong huyện tăng nhanh. Khí thải từ giao thông vận tải là một nguồn gây ô nhiễm không khí, nhất là dọc tuyến Quốc lộ 14 với một lượng lớn các phương tiện lưu thông. Mức độ ô nhiễm khí thải của các phương tiện tham gia giao thông tuy vẫn còn thấp hơn mức cho phép nhưng có chiều hướng tăng lên trong những năm gần đây. Tại một số vùng hệ thống đường giao thông chưa phát triển, tỷ lệ đường trải nhựa còn thấp, nền đường là nền đất nên vào mùa khô nồng độ bụi rất cao.

Thứ ba, quá trình xây dựng đô thị, hạ tầng kỹ thuật diễn ra ngày càng

nhanh với các hoạt động xây dựng nhà cửa, đường xá, cầu cống. Các hoạt động khai thác, vận chuyển cát, đá, vật liệu xây dựng nhằm đáp ứng nhu

SVTH: NGUYỄN CẢNH ĐÔNG ĐÔ 52

cầu sử dụng cũng gây nên nồng độ bụi, tiếng ồn khá cao gây ảnh hưởng tới môi trường không khí, nhất là dọc tuyến Quốc lộ 14, Quốc lộ 14C…

Thứ tư, ô nhiễm xuất phát từ sinh hoạt của người dân. Các hộ gia đình thường đun nấu bằng than, củi, dầu, gas, than tổ ong… Ở nhiều thôn, bon đồng bào dân tộc, do phong tục tập quán sản xuất và đời sống chưa được cải thiện dẫn đến việc vệ sinh chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm… chưa hợp lý, nhiều nơi chuồng trại còn nằm sát với nơi ở của người dân cũng làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân.

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước về tài nguyên môi trường: thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 52)